Banner

(TTV) Hội thi tuyên truyền về điển hình "Dân vận khéo" tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV

Kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng, 20 năm Ngày Dân vận cả nước và 70 năm ngày Bác Hồ viết tác phẩm "Dân vận". Sáng ngày 12/10, Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” của tỉnh tổ chức Hội thi tuyên truyền về điển hình "Dân vận khéo" tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2019.

 

Dự khai mạc hội thi có các đồng chí: Lê Tiến Thắng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Đình Quang, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Triệu Thị Lún, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào thi đua "Dân vận khéo" của tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội thi.

 

 

Phát biểu khai mạc Hội thi, đồng chí Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy nhấn mạnh: Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được triển khai trong toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành đã xây dựng được nhiều mô hình, điển hình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và đạt nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần huy động tiềm năng nguồn lực vào việc phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đến hết tháng 6/2019, toàn tỉnh có trên 12.000 mô hình, nội dung, việc làm, điển hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trong đó có nhiều điển hình tiêu biểu có sức lan tỏa rộng rãi được các cấp ủy Đảng công nhận, nhân dân hưởng ứng mang lại hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội. Hội thi là cơ hội để đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của tỉnh được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực, khả năng công tác, trách nhiệm và kỹ năng nghiệp vụ công tác dân vận. Từ đó khuyến khích tinh thần nhiệt tình, sáng tạo, cổ vũ, động viên và nhân rộng các điển hình, mô hình cách làm “dân vận khéo”.

 


Tại hội thi, 10 đội thi là 10 tiểu phẩm đặc sắc nhưng không kém phần dí dỏm, vui tươi về các tình huống dân vận thực tế diễn ra ở địa phương như: vận động nhân dân chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng nông thôn mới; giải tỏa hành lang nâng cấp tuyến đường đô thị... 


Thông qua các tiểu phẩm và các câu hỏi của Ban giám khảo, các đội đã lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động hợp lý, hiệu quả; có hình thức giáo dục, nhắc nhở các hành vi vi phạm, cách giải quyết các mâu thuẫn tại công cộng, đảm bảo tính thuyết phục, hiệu quả … 

 

 

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất; 2 giải nhì; 3 giải ba; giải khuyến khích và các giải phụ cho các đội có thành tích. 

 

Ngọc Bích – Viết Kiều