Bên cạnh việc phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng, Đức đang đứng trước nguy cơ thiếu nhân lực và khủng hoảng hệ thống lương hưu trong những năm tới. Để giải quyết tình trạng mất cân bằng nhân khẩu học và vấn đề thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực quan trọng, nền kinh tế đầu tàu của Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện các bước cải cách chính sách nhập cư nhằm thu hút nhiều lao động có tay nghề nước ngoài hơn.
Đức đang thiếu hụt trầm trọng lao động có tay nghề cao. |
Cuộc xung đột ở Ukraine đặt dấu chấm hết cho ngành năng lượng giá rẻ trong khi thiếu nhân công trong một số ngành công nghiệp, lạm phát gia tăng... là những thách thức khiến nền kinh tế Đức trở nên bất ổn. Theo một cuộc khảo sát từ Hiệp hội các Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức, khoảng 56% công ty báo cáo đang thiếu nhân sự. Cơ quan Việc làm Liên bang Đức đã ghi nhận tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực trong 148 lĩnh vực việc làm, trong khi 122 lĩnh vực khác có nguy cơ.
Một báo cáo phân tích của Viện Kinh tế Đức (IW) cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cao, đặc biệt là tại những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, đang tăng lên nhanh chóng. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2020 do đại dịch Covid-19, nhu cầu này hiện đã trở lại ngang bằng mức trung bình những năm trước khủng hoảng. Theo các nhà phân tích, nhu cầu lao động có tay nghề của nền kinh tế lớn nhất châu Âu tiếp tục theo chiều trầm trọng hơn bởi dân số già của đất nước. Viện Nghiên cứu kinh tế IFO cho biết, vào tháng 6, gần 40% nhà tuyển dụng trong lĩnh vực kỹ thuật đã trải qua tình trạng thiếu nhân lực. Đức được dự đoán sẽ thiếu hụt khoảng 240.000 công nhân lành nghề trong 4 năm tới.
Giáo sư Herbert Brucker, Viện Nghiên cứu việc làm (IAB) ở Nuremberg, nhận định: “Đức mất khoảng 350.000 người trong độ tuổi lao động mỗi năm khi thế hệ Baby Boomer - những người sinh ra trong những năm sau Thế chiến thứ hai nghỉ hưu và không có đủ người trẻ hơn để đảm nhận vị trí của họ”.
Theo dự báo của các chuyên gia lao động, thị trường việc làm của Đức sẽ bị "hao hụt" hơn 7 triệu lao động vào năm 2035. Sau nhiều thập kỷ, tỷ lệ sinh thấp và tình trạng nhập cư không đồng đều, lực lượng lao động bị thu hẹp thật sự là một “quả bom hẹn giờ” về nhân khẩu học đối với hệ thống hưu trí công của Đức. Trước kia, Đức từng có thể dựa vào lượng nhân công từ các quốc gia khác trong EU để bù đắp cho sự thiếu hụt trong nước, nhưng theo Giáo sư H.Brucker, nguồn lực này đang bắt đầu cạn kiệt.
Các đại diện ngành công nghiệp và các nhà kinh tế từ lâu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nhu cầu cấp thiết của Đức đối với lao động có tay nghề cao, cảnh báo rằng sự thiếu hụt có nguy cơ kìm hãm nền kinh tế. Theo một báo cáo của IW, tình trạng thiếu công nhân lành nghề có nguy cơ làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức.
Một đạo luật được thông qua vào năm 2020 nhằm khuyến khích 400.000 lao động nước ngoài mà Đức cần hằng năm đến và ở lại Đức, song trong năm đầu tiên, nó chỉ thu hút được 30.000 người. Vì vậy, vào tháng 10 vừa qua, Chính phủ Đức đã thông qua một chiến lược mới bao gồm các biện pháp giúp các doanh nghiệp thu hút và giữ chân lao động lành nghề. Theo quy định nhập cư mới, Đức có kế hoạch cung cấp hai quốc tịch, cũng như tình trạng công dân đặc biệt sẽ có hiệu lực 3-5 năm cho những người lao động có tay nghề cao, sau khi họ đáp ứng các tiêu chí nhất định...
Chính phủ Đức ngày càng chú trọng giải quyết tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng của đất nước, khi đẩy mạnh các kế hoạch cải cách chính sách nhập cư. Động thái này là một phần trong kế hoạch của Đức nhằm hiện đại hóa luật nhập cư, loại bỏ các rào cản để bảo đảm người lao động nước ngoài tiếp cận thị trường lao động Đức dễ dàng hơn.
Theo Hanoimoi.com.vn
10/10/2024-21:43
NGÀY 10-10-2024
10/10/2024-21:23
Chiều ngày 10/10, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương gồm các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch Không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Mai Văn Chính, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương; Thăm và tặng quà một số gia đình chính sách trên địa bàn.
10/10/2024-21:21
Chiều ngày 10/10, Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn đã tổ chức tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024. Dự buổi tiếp công dân có đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.
10/10/2024-21:20
Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Nhờ đó, công tác chuyển đổi số trên địa bàn đã đạt những kết quả khả quan, mang đến những tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.
10/10/2024-21:18
Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài để tạo đà phát triển xã hội số, tuổi trẻ Tuyên Quang đã và đang phát huy những lợi thế về sự năng động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học công nghệ trong đẩy mạnh thực hiện công cuộc chuyển đổi số tại địa phương.
10/10/2024-21:17
Nhằm giúp các hộ trồng rau trên địa bàn huyện Hàm Yên nắm vững kiến thức về cải tạo đất, tăng sự đa dạng sinh học, giảm thiểu hiện tượng biến đổi khí hậu trong canh tác, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Tổ chức Rikolto International - Bỉ, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật Cải thiện các phương pháp trồng rau bằng các nguyên tắc và kỹ thuật nông nghiệp tái tạo.
10/10/2024-20:50
HÀM YÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP
10/10/2024-20:25
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI (10-10-2024)
10/10/2024-13:00
Sáng ngày 10/10, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).
10/10/2024-12:58
Sáng ngày 10/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
10/10/2024-12:57
Sáng ngày 10/10, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự Hội nghị trực tuyến kiểm điểm thực hiện các dự án để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông vận tải tổ chức với các địa phương.
10/10/2024-12:55
Hạ tầng viễn thông là nền tảng quan trọng để phục vụ hoạt động chuyển đổi số. Tại Tuyên Quang, các doanh nghiệp viễn thông đã đầu tư mở rộng hạ tầng với công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn, phục vụ có hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh.