Các đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực, đề xuất các giải pháp nhằm tạo bước đột phá trong thể chế, chính sách, mở rộng không gian phát triển và nâng cao sức cạnh tranh cho khu vực kinh tế tư nhân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh mới.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ 13 - Ảnh: VGP
Chiều 15/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 nội dung quan trọng: Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Trong đó, nội dung liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân thu hút sự quan tâm và nhận được nhiều ý kiến sâu sắc từ các đại biểu Quốc hội.
Tạo 'không gian tài chính' đủ dài cho nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Tại tổ 13 (gồm các đoàn: Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk, Lào Cai), đại biểu Nguyễn Như So (Đoàn Bắc Ninh) bày tỏ sự đồng tình cao với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Ông So đánh giá, dự thảo Nghị quyết đã bước đầu thể chế hoá nhiều chủ trương lớn, quan trọng được Đảng đề ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đặc biệt là quan điểm xác lập khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dự thảo cho thấy tư duy đổi mới trong hoạch định chính sách, với cách tiếp cận toàn diện, đồng bộ trên nhiều phương diện cốt lõi như đất đai, thuế, tín dụng, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và cải cách thủ tục hành chính.
Đây là bước đi rất đáng ghi nhận, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc tạo lập môi trường thuận lợi, bình đẳng và minh bạch cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững, lâu dài.
Tuy nhiên, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, đại biểu Nguyễn Như So đề xuất điều chỉnh một số nội dung. Trong đó, ông kiến nghị nâng thời hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm, sau đó tiếp tục giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm kế tiếp (tại khoản 1 Điều 10), để tạo "không gian tài chính" đủ dài cho nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Theo ông So, chu kỳ phát triển của loại hình doanh nghiệp này thường kéo dài 5-7 năm, phải đầu tư lớn vào nghiên cứu, công nghệ và nhân lực chất lượng cao. Giai đoạn này thường không có lãi hoặc chịu rủi ro cao, do đó, ưu đãi thuế như trong dự thảo (miễn 2 năm, giảm 4 năm) là chưa đủ hấp dẫn.
Cùng với đó, ông cũng kiến nghị nâng thời hạn miễn thuế thu nhập cá nhân lên 5 năm cho chuyên gia, nhà khoa học làm việc trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – lực lượng then chốt tạo ra giá trị công nghệ. Dẫn ví dụ về Thái Lan – nơi miễn thuế cá nhân tới 10 năm cho nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược – đại biểu So cho rằng nếu Việt Nam không có chính sách đủ cạnh tranh, sẽ khó thu hút nhân tài và tạo đột phá công nghệ.
Về hỗ trợ đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ, đại biểu So đề xuất bổ sung điều khoản hỗ trợ chi phí đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và khởi nghiệp. Ông nhấn mạnh, trong nền kinh tế tri thức, tài sản vô hình như sáng chế, thuật toán là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay không đủ nguồn lực để bảo hộ tài sản trí tuệ, dễ rơi vào rủi ro mất thương hiệu, bị chiếm tên miền.
Ông dẫn chứng Singapore hỗ trợ tới 70% chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế, Hàn Quốc đã hỗ trợ hơn 11.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Việc bảo vệ tài sản trí tuệ không chỉ là phòng ngừa rủi ro mà còn là chiến lược nâng cao năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Như So cũng đề nghị bổ sung nội dung về việc thiết lập thể chế đại diện và cơ chế tham vấn chính sách có hiệu lực, hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp - đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân - cần được công nhận là đối tác chính thức trong quá trình xây dựng và hoạch định các chính sách kinh tế có liên quan.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ 1 (đoàn Hà Nội) - Ảnh: VGP/Thu Giang
Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp
Tại tổ 15 (gồm các đoàn: Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận), đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) cũng đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc nhằm hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
Liên quan đến nguyên tắc thanh tra, kiểm tra, cấp phép, ông đề nghị bổ sung quy định không yêu cầu doanh nghiệp cung cấp lại các loại giấy tờ do chính cơ quan nhà nước đã cấp hoặc đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia mà cơ quan đó có quyền truy cập. Điều này nhằm thúc đẩy chính phủ điện tử, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Ông Đồng cũng đề nghị, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cấp phép, doanh nghiệp có quyền viện dẫn các kết luận trước đó của cơ quan nhà nước trong các trường hợp tương tự để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nếu cơ quan nhà nước có quyết định khác thì phải giải thích rõ ràng. Điều này giúp tránh sự tùy tiện, bảo đảm công bằng và minh bạch trong thi hành công vụ.
Về nguyên tắc xử lý vi phạm, đại biểu ủng hộ quy định không áp dụng hồi tố bất lợi, nhưng đề nghị bổ sung thêm cho phép cơ quan nhà nước áp dụng hồi tố có lợi về trách nhiệm hành chính, hình sự.
Điều này là vì nhiều trường hợp pháp luật có quy định bất cập. Vì bất cập đó nên một số doanh nghiệp vi phạm. Sau đó, cơ quan nhà nước nhận thấy bất cập và điều chỉnh quy định theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Khi đó, những trường hợp doanh nghiệp vi phạm trước đó thì nên được áp dụng hồi tố có lợi.
Đáng chú ý, đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng đề nghị bổ sung tăng cường áp dụng biện pháp bảo lãnh, cho tại ngoại trong tố tụng hình sự. Chỉ trường hợp thật cần thiết mới áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam.
Theo đại biểu, thực tế cho thấy nhiều vụ án mà nếu cho doanh nhân tại ngoại thì họ có cơ hội để khắc phục thiệt hại hoặc tiếp tục điều hành công việc kinh doanh. Việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn, mất sức cạnh tranh với quốc tế.
Đối với điều tra, khảo sát, lấy ý kiến doanh nghiệp tư nhân, ngoài các biện pháp cứng như Nghị quyết đã đề cập, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề xuất bổ sung các biện pháp như điều tra, khảo sát, đánh giá hoạt động của cơ quan nhà nước từ góc nhìn doanh nghiệp tư nhân, tương tự chỉ số PCI. Ông đề nghị duy trì và mở rộng các chương trình khảo sát này, giúp phản ánh đúng thực trạng, thúc đẩy sự thay đổi tích cực từ phía cơ quan công quyền.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan nêu ý kiến thảo luận tại tổ 1 - Ảnh: VGP/Thu Giang
Góp ý tại tổ 1 (Đoàn Hà Nội), đại biểu Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam bày tỏ đồng tình cao với dự thảo nghị quyết về ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển kinh tế tư nhân.
Theo đại biểu, nội dung nghị quyết đã bám sát tinh thần Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, thể hiện khát vọng đổi mới thể chế, tháo gỡ các điểm nghẽn trong nền kinh tế, hỗ trợ khoa học chuyên sâu, đồng thời tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế.
“Đây là động lực để toàn dân phấn khởi, mạnh dạn tham gia sản xuất, kinh doanh và đổi mới công nghệ”, bà Lan nhận định. Tuy nhiên, để các chủ trương lớn đi vào thực tiễn hiệu quả, đại biểu cho rằng cần cụ thể hóa chính sách theo hướng rõ ràng về đối tượng thụ hưởng, mức hỗ trợ, nguồn tài chính, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong quá trình triển khai.
Đại biểu nhấn mạnh, để thúc đẩy đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn – nơi có nhiều tiềm năng chưa được khai thác – cần những chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp. Những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa như thế này rất cần có doanh nghiệp là hạt nhân là đầu kéo mới có thể phát triển được.
Đặc biệt, bà Lan lưu ý đến lĩnh vực nông nghiệp và các ngành phụ trợ vốn đang chịu nhiều bất cập. Dù đạt doanh thu 62 tỷ USD và thặng dư 14 tỷ USD trong năm 2024, nhưng phần lớn sản phẩm phụ trợ cho nông nghiệp như cơ khí, vật tư, giống lai… vẫn phải nhập khẩu. Bà kiến nghị cần có chính sách đặt hàng để phát triển các sản phẩm thiết yếu trong nước, ví dụ như giống rau lai đơn (hiện vẫn phải nhập >90%) hay giống tôm bố mẹ cho xuất khẩu.
“Phải rà soát từng lĩnh vực để chọn đúng những mảng còn yếu, ít doanh nghiệp đầu tư nhưng còn nhiều dư địa, từ đó thiết kế chính sách đặc thù hỗ trợ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nhiều hơn” bà Lan đề xuất.
Ví dụ như chính sách hỗ trợ nông nghiệp thì phải hỗ trợ cho chế biến sâu và công nghệ cao, công nghệ sinh học, lựa chọn lĩnh vực còn dư địa để tăng lợi nhuận, một số lĩnh vực chế biến tốt rồi thì có thể hỗ trợ ít hơn (như chế biến cafe hay thức ăn gia súc..). Còn chế biến nông sản (rau củ quả, hải sản biển...) chế biến sâu còn kém thì cần có chính sách mạnh để thúc đẩy cho doanh nghiệp đầu tư phát triển..
Đánh giá cao Điều 8 của dự thảo về hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt chính sách đào tạo 10.000 giám đốc điều hành doanh nghiệp, bà Lan đề nghị cần xây dựng chương trình đào tạo bài bản, gắn với nhu cầu thực tế của từng ngành, từng lĩnh vực. Đồng thời, cần phát triển các cơ sở đào tạo, cơ sở thực hành – thực tập tiêu chuẩn, đủ điều kiện để hình thành đội ngũ doanh nhân chuyên nghiệp, đóng vai trò đầu tàu cho kinh tế tư nhân.
Theo Chinhphu.vn
22/06/2025-11:18
Tối ngày 21/6, tại Cung Điền kinh Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024.
22/06/2025-09:21
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 169-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
22/06/2025-08:59
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
22/06/2025-08:57
Phát biểu tại lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIX, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn đặt niềm tin sắt son, hy vọng tràn đầy vào Báo chí Cách mạng Việt Nam với tinh thần "mắt sáng, lòng trong, bút sắc", "thép trong bút, lửa trong tim"; trong hành trình vươn mình, phát triển mạnh mẽ của dân tộc, Báo chí Cách mạng có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, khơi dậy, thổi bùng và lan tỏa khát vọng phát triển, biến thành ý chí, quyết tâm và hành động, kiến tạo những giá trị mới cao đẹp và vĩ đại hơn cho đất nước.
22/06/2025-08:55
Mỗi kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian được học sinh mong chờ. Nhưng cũng chính trong “khoảng trống quản lý” này, nếu thiếu sự quan tâm đúng mức từ nhà trường, gia đình và xã hội, trẻ em có thể đối mặt với nhiều nguy cơ, từ tai nạn thương tích, đuối nước cho đến các tệ nạn xã hội. Đó cũng là lý do Chính phủ, các bộ ngành đang tăng cường phối hợp tổ chức sinh hoạt hè an toàn, thiết thực và hiệu quả cho học sinh cả nước.
22/06/2025-08:55
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 94/CĐ-TTg ngày 21/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ.
22/06/2025-08:47
Dự thảo Nghị định hợp tác công tư (PPP) trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số do Bộ Tài chính xây dựng đang thu hút sự quan tâm lớn. Đây được kỳ vọng là công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững.
22/06/2025-08:45
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Sydney, Australia đang phát triển công nghệ biến suy nghĩ thành văn bản với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo AI.
22/06/2025-08:40
Trên con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không chỉ tìm thấy chủ nghĩa Mác Lê-nin và con đường giải phóng thuộc địa, mà còn tìm thấy một vũ khí sắc bén, một lực lượng đặc biệt để bảo đảm cho cách mạng thành công, đó là báo chí.
22/06/2025-08:26
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 33 (SEA Games 33) sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 20-12-2025 tại Thái Lan. Hướng đến mục tiêu chinh phục ngôi cao nhất và khẳng định vị thế của golf Việt Nam trên đấu trường khu vực, hiện đội tuyển golf quốc gia đang tích cực chuẩn bị lực lượng, tìm kiếm những gương mặt vận động viên tiềm năng, có chuyên môn cao.
22/06/2025-08:00
Năm nay, lần đầu tiên Tuần hàng được tổ chức đồng thời tại Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Campuchia, Malaysia.
22/06/2025-07:25
Trong các đợt mưa dông, người dân cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc xoáy, sét, mưa đá và gió giật mạnh.