Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã trở thành điểm đến mang ý nghĩa đặc biệt, không chỉ tái hiện sinh động đời sống văn hóa của 54 dân tộc mà còn là cầu nối quảng bá bản sắc dân tộc đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Văn hóa không chỉ là di sản cần bảo tồn mà còn là nguồn cảm hứng để sáng tạo ra những giá trị mới. Ảnh: VGP/Minh Thúy
Cơ hội "vàng" để ngành văn hóa vươn lên mạnh mẽ và hội nhập
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã không ngừng đầu tư vào hệ thống thiết chế văn hóa trên khắp mọi miền đất nước, từ đồng bằng đến vùng núi cao, các đảo xa xôi. Những nỗ lực này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và phục vụ hiệu quả cho các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Một trong những thiết chế văn hóa tiêu biểu là Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội), được phê duyệt quy hoạch tổng thể từ Quyết định số 667/TTg năm 1997 và chính thức hoạt động vào năm 2010. Nơi đây đã trở thành điểm đến mang ý nghĩa đặc biệt, không chỉ tái hiện sinh động đời sống văn hóa của 54 dân tộc mà còn là cầu nối quảng bá bản sắc dân tộc đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
"Giờ là lúc ngành văn hóa phải chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ bảo tồn mà còn tạo ra những giá trị mới, tiếp thu tinh hoa thế giới để làm giàu hơn bản sắc Việt Nam", Quyền Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung nhấn mạnh.
Theo ông Chung, một trong những vấn đề quan trọng là huy động thêm nguồn lực từ xã hội. "Văn hóa sẽ không thể đi xa nếu chỉ dựa vào nguồn lực của Nhà nước. Chúng tôi cần sự chung tay từ doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng để tạo ra những giá trị văn hóa mới, gắn kết chặt chẽ với đời sống và thu hút du khách", ông Chung bày tỏ.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được kỳ vọng sẽ là một trong những thiết chế văn hóa tiên phong trong việc đổi mới hoạt động từ năm 2025. Ông Chung cũng đề ra 3 trọng tâm đổi mới đã được đề ra nhằm nâng cao trải nghiệm cho du khách và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Thứ nhất, gắn kết cộng đồng nghệ nhân, Làng sẽ phối hợp với các địa phương để đưa nghệ nhân và đồng bào dân tộc về tổ chức các hoạt động tại Làng. Điều này không chỉ giúp tái hiện sinh động đời sống văn hóa mà còn tạo điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn về các phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
Thứ hai, phát triển dịch vụ từ xã hội hóa từ cơ sở vật chất của Làng đã được Nhà nước đầu tư bài bản. Giờ là lúc tận dụng tốt hơn thông qua xã hội hóa, cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Thứ ba, quan tâm đến việc số hóa giá trị văn hóa của các dân tộc. Điều này không chỉ phục vụ du khách đến Làng mà còn mở rộng trải nghiệm trên không gian số, giúp mọi người trên cả nước có thể khám phá văn hóa từ xa. Việc chuyển đổi số giúp Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ trở thành điểm du lịch lý tưởng, thu hút du khách đến thưởng thức, trải nghiệm, làm giàu vốn tri thức những nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc , qua đó giúp người dân khơi dậy niềm tự hào, tinh thần dân tộc.
Ông Chung khẳng định rằng, văn hóa không chỉ là di sản cần bảo tồn mà còn là nguồn cảm hứng để sáng tạo ra những giá trị mới. Chúng ta phải làm cho văn hóa sống động hơn, không chỉ là những hình ảnh tái hiện mà còn phải trở thành trải nghiệm thực sự gắn bó với du khách. Số hóa, xã hội hóa và đổi mới hoạt động là ba trụ cột để đạt được điều đó.
Với tinh thần ấy, ông Chung tin rằng việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống sẽ là cơ hội "vàng" để ngành văn hóa vươn lên mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng với thế giới. Văn hóa Việt Nam có sức hút rất riêng. Khi được đầu tư đúng cách, không chỉ giữ gìn bản sắc mà còn sáng tạo ra những giá trị mới, văn hóa chắc chắn sẽ là động lực lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Tuy nhiên, để văn hóa thực sự "sống" trong đời sống hiện đại, ông Chung cho rằng việc bảo tồn cần gắn liền với sáng tạo. Các giá trị truyền thống không chỉ là ký ức mà phải được khơi dậy và tái hiện một cách sống động, thấm sâu vào ý thức của thế hệ trẻ. Việt Nam, với bề dày văn hóa đa dạng từ 54 dân tộc, cần bảo vệ những tinh hoa ấy trước nguy cơ mai một, đồng thời kiến tạo không gian sáng tạo – nơi người dân có thể phát triển tài năng, làm giàu giá trị văn hóa.
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ mở ra con đường định vị văn hóa Việt Nam trên bản đồ quốc tế, mà còn đưa hình ảnh đất nước hội nhập một cách tự tin, không hòa tan. Đây không chỉ là nhiệm vụ của hiện tại mà còn là cam kết cho một tương lai, nơi văn hóa Việt Nam tỏa sáng rực rỡ giữa muôn sắc màu văn hóa thế giới.
Trong kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm hy vọng cho sự phát triển bền vững của văn hóa dân tộc. Đây không chỉ là sự đầu tư về nguồn lực mà sâu xa hơn, là sự vun đắp cho tâm hồn, bản sắc và giá trị tinh thần cốt lõi của cả đất nước.
Theo Chinhphu.vn
20/03/2025-21:00
GIÁO DỤC MẦM MON BƯỚC ĐI VỮNG CHẮC CHO TƯƠNG LAI (20-3-2025)
20/03/2025-20:59
TẠP CHÍ VĂN NGHỆ (20-3-2025)
20/03/2025-20:59
NGÀY 20-3-2025
20/03/2025-20:58
Để thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, việc đảm bảo mặt bằng xây dựng an toàn là vấn đề được nhiều địa phương đặc biệt quan tâm. Tại xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa, thông qua tuyên truyền, vận động và sắp xếp ổn định dân cư, vấn đề này đang được xử lý thỏa đáng.
20/03/2025-20:57
Hôm nay (20/3), Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang do đồng chí Ma Thị Thuý, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực” tại Công ty Cổ phần giấy An Hòa và Bệnh viện Đa khoa Phương Bắc.
20/03/2025-20:56
Chiều ngày 20/3, tại Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh Tuyên Quang chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên tổ chức Tọa đàm hợp tác phát triển sản phẩm du lịch, liên kết quảng bá, kết nối dịch vụ du lịch các tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang - Thái Nguyên.
20/03/2025-20:55
Chiều ngày 20/3, Đoàn giám sát của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có buổi làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
20/03/2025-20:55
Bám sát mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Đạo Viện, huyện Yên Sơn tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện và vận dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
20/03/2025-20:55
Trong nhịp sống hiện đại, khi những trò chơi điện tử ngày càng phổ biến thì ở nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trò chơi dân gian truyền thống được đưa trở lại, mang đến cho học sinh không gian vui chơi lành mạnh, bổ ích. Qua đó, không chỉ tạo hứng khởi trong học tập mà còn góp phần gìn giữ, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
20/03/2025-20:54
Thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã tích cực, chủ động phối hợp với với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, vươn lên làm giàu.
20/03/2025-20:54
Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát đã và đang được các địa phương đẩy mạnh. Tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng, cùng các giải pháp linh hoạt, tiến độ làm nhà cơ bản theo đúng kế hoạch đề ra. Ghi nhận tại xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa.
20/03/2025-14:51
Sáng ngày 20/3, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy.