Ngày 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội, hội thảo “Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học” đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà làm phim, chuyên gia và nhà phê bình điện ảnh trong và ngoài nước.
Những thách thức và cơ hội
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông cho biết, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam cho thấy không chỉ điện ảnh Việt Nam, mà điện ảnh thế giới cũng luôn xem các tác phẩm văn học như một "mảnh đất màu mỡ" để khai thác. Một thống kê cho thấy cứ năm tác phẩm điện ảnh thì có một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học.
Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, Luật Điện ảnh năm 2022 với nhiều quy định cởi mở nhằm phát triển thị trường điện ảnh trong các lĩnh vực sản xuất, phát hành, phổ biến phim.
Việc quy định mở rộng đề tài, thể loại phim và thực hiện việc đặt hàng sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (không qua đấu thầu) tạo thuận lợi cho việc sáng tạo tác phẩm điện ảnh đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, quảng bá truyền thống dân tộc, hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của nghệ sĩ và doanh nghiệp sản xuất phim để sản xuất ra những bộ phim Việt Nam mang tính nhân văn, sáng tạo, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần xây dựng nhân cách con người văn minh, hiện đại, làm chủ đất nước; góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tác phẩm nghệ thuật điện ảnh ngày càng cao của nhân dân.
Ngoài ra, góp phần tạo ra sự bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất phim, đảm bảo bản quyền tác giả của các thành phần sáng tạo trong sản xuất phim; tạo điều kiện thuận lợi để ngành điện ảnh thực hiện nhiệm vụ quảng bá truyền thống lịch sử, hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới, tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh.
Tại Việt Nam, số lượng phim truyện sản xuất một năm là 40 phim, ở mức trung bình nhưng tiềm năng phát triển sản xuất phim rất phong phú, dòng phim chuyển thể từ tác phẩm văn học có thể kể đến như: phim Chị Tư Hậu (từ truyện ngắn Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái); phim Con chim vành khuyên (từ truyện ngắn Câu chuyện một bài ca); phim Mẹ vắng nhà (từ truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Thi); phim Bến không chồng (từ tác phẩm của nhà văn Dương Hướng); phim Trăng nơi đáy giếng (từ tác phẩm văn học của Trần Thuỳ Mai), Mê Thảo- thời vang bóng (từ truyện Chùa Đàn của Nguyễn Tuân), hay Đừng đốt (dựa trên cuốn nhật ký của Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm)…
Những tác phẩm trên là ví dụ về việc chuyển thể từ tác phẩm văn học thành công, thể hiện sự sáng tạo trong việc chuyển từ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh.
Đối với đề tài lịch sử, điện ảnh cách mạng Việt Nam đã để lại những tác phẩm như: Sao tháng 8; Hà Nội mùa đông năm 46; Vĩ Tuyến 17 ngày và đêm, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông… hay điện ảnh đương đại cũng có nhiều tác phẩm thành công như Long Thành cầm giả ca; Những người viết huyền thoại; Mùi cỏ cháy; Đào phở và piano…
"Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Bởi thực tế, chính những bộ phim công phu, hấp dẫn được xây dựng từ chất liệu lịch sử của các nền điện ảnh nổi tiếng thế giới đã thu hút, kích thích người xem quan tâm, tìm hiểu lịch sử của những quốc gia này", Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh.
Gỡ vướng mắc, nâng tầm sáng tạo
Hội thảo đã đặt ra những vấn đề đặt ra khi chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh; những nhận thức phù hợp khi làm phim khai thác đề tài lịch sử, đối với chính sử, huyền sử và dã sử; vấn đề nâng tầm và phát triển phim về đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học, kinh nghiệm quốc tế đã được bàn luận sôi nổi.
Thông qua hội thảo giúp ngành Điện ảnh Việt Nam có được những nhận thức mới, những kinh nghiệm của Điện ảnh các nước trong việc làm phim về đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học, góp phần phát triển công nghiệp điện ảnh trở thành mũi nhọn trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.
Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, dòng phim về lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học rất đáng trân trọng. Nhưng việc chuyển thể hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…
"Để có tác phẩm về đề tài lịch sử hay thì các nhà viết kịch bản, các đạo diễn, các diễn viên phải sáng tạo hết mình và tin vào con đường sáng tạo đó và các nhà quản lý phải có cách nhìn nhận khác biệt", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định.
Chia sẻ kinh nghiệm, đạo diễn Charlie Nguyễn cho rằng, làm phim về những đề tài này, đạo diễn phải là người tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhất về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử rồi mới bắt tay vào sáng tạo. Đó chính là đạo đức nghề nghiệp. Khi sáng tạo phải kết nối được cảm xúc của nhân vật với cuộc sống, không thần thánh hóa nhân vật.
Tham gia ý kiến tại hội thảo, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, đây là chủ đề rất quan trọng với sự phát triển của điện ảnh Việt Nam nói riêng và sự văn hóa nói chung. Đối với đất nước chúng ta, chúng ta luôn luôn mong muốn là có những bộ phim của người Việt Nam, cho người Việt Nam và vì người Việt Nam. Với các bộ phim lịch sử sẽ chuyển tải rất nhiều thông điệp không chỉ là thông điệp nghệ thuật mà là thông điệp về lịch sử, văn hóa, chính trị.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, khuyến khích phát triển dòng phim này, như đặt hàng làm phim về đề tài lịch sử, tổ chức các trại sáng tác về đề tài lịch sử hoặc hướng tới các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.
Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng, cần có sự đầu tư hơn nữa từ các nhà làm phim, nhà sản xuất, nhà quản lý và sự ủng hộ của khán giả để nâng tầm, phát triển phim về đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học.
Nhà sản xuất phim Nguyễn Trinh Hoan cho biết, làm một tác phẩm về lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học có rất nhiều cơ hội để tạo nên một cái sản phẩm có giá trị. Ở Việt Nam có một bề dày lịch sử với những vấn đề, những nhân vật, sự kiện lớn và rất là hấp dẫn. Từ thời nhà Trần đến thời nhà Nguyễn đến chống Pháp, chống Mỹ, rất nhiều đề tài đặc biệt để khai thác tạo ra sản phẩm giá trị và mang lại sự quan tâm từ công chúng.
Đề tài về lịch sử là một đề tài quan trọng, có thể là tạo ra một sản phẩm giá trị rất lớn. Thế nhưng để thực hiện dòng phim này rất tốn kém vì phải dựng bối cảnh, trang phục, đạo cụ theo đúng lịch sử hay tác phẩm văn học. Hơn nữa, phim về lịch sử không thu hút như dòng phim thương mại, vì vậy rất khó thuyết phục được nhà đầu tư và cũng khó thuyết phục được khán giả đến xem để thu hồi vốn.
Theo Báo Hànộimới
08/12/2024-10:31
Được tổ chức ngay sau đêm công bố giải thưởng, buổi “Giao lưu cùng Chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024” có ý nghĩa truyền cảm hứng đặc biệt tới công chúng khi các chủ nhân giải thưởng VinFuture 2024 chia sẻ về cuộc đời, động lực cũng như con đường đến với khoa học phụng sự nhân loại.
08/12/2024-10:28
Đội tuyển Việt Nam đã lên đường tới Lào, bắt đầu hành trình tham dự Giải bóng đá vô địch Đông Nam Á 2024 (ASEAN Cup 2024) diễn ra từ ngày 8-12-2024 đến 5-1-2025.
08/12/2024-10:26
Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
08/12/2024-10:24
Hàng trăm triệu đồng trong tài khoản ngân hàng của khách hàng ngành điện tại miền Trung – Tây Nguyên đã bị mất sạch chỉ vì làm theo hướng dẫn của kẻ giả danh nhân viên điện lực. Chỉ trong nửa tháng qua, đã có 4 trường hợp bị lừa đảo, trong đó có trường hợp khách hàng bị mất gần 350 triệu đồng.
08/12/2024-10:21
Luật Quản lý thuế trong chương trình một Luật sửa nhiều Luật đã quy định trách nhiệm của các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài) trong việc khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế nộp thay cho hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn.
08/12/2024-10:20
Chiều 7/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ.
08/12/2024-10:18
Chủ trương và quyết tâm tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả của Tổng Bí thư Tô Lâm là chủ đề được dư luận rất quan tâm những ngày gần đây. Với tinh thần "nói đi đôi với làm", các cơ quan phải hoàn thành phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong quý I/2025, người đứng đầu Đảng ta đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ cho đợt cải cách bộ máy lần này.
08/12/2024-10:14
Meta thông báo đang tìm kiếm đối tác phát triển năng lượng hạt nhân nhằm phục vụ hệ thống AI và đáp ứng các yêu cầu về môi trường của chính phủ Mỹ.
08/12/2024-10:10
Trong ngày ASEAN Cup 2024 khởi tranh, người hâm mộ háo hức chờ đợi nhà ĐKVĐ Thái Lan với trận ra quân gặp Timor Leste.
08/12/2024-10:02
Giáng sinh năm 2024 đang đến, cây thông tươi nhập khẩu đang dần trở thành mặt hàng "hút khách" trên thị trường.
08/12/2024-09:58
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, chiều 7/12, tại Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Nagasaki-Việt Nam Tomioka Tsutomu và Hội chuyên gia Việt-Nhật (VJS) do Phó Hiệu trưởng điều hành Đại học Hiroshima (HU), GS.TS. Shinji Kaneko làm Trưởng đoàn.
08/12/2024-09:55
Hôm nay (8/12), không khí lạnh bao trùm Bắc Bộ và Trung Bộ. Do ảnh hưởng không khí lạnh, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ mưa dông.