Các địa phương cần lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp từng địa bàn, tăng cường tối đa tái sử dụng, tái chế chất thải, ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường.
Các địa phương cần lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp từng địa bàn
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Công văn số 1760/BNNMT-MT hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.
Hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tăng cường tối đa tái sử dụng, tái chế chất thải, giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải phải xử lý, giảm dần tỷ lệ chôn lấp trực tiếp chất thải và hướng tới phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong những năm tới.
Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, trong đó phải đảm bảo phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan từng thời kỳ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, phải phù hợp với khối lượng (thu gom, vận chuyển), thành phần, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sau phân loại theo quy định của chính quyền địa phương và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có ở địa phương.
Đặc biệt, phải phù hợp với chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đồng thời, tăng cường tối đa tái sử dụng, tái chế chất thải, ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, có hiệu quả kinh tế, hạn chế tối đa phát sinh chất thải thứ cấp và có phương án phù hợp để xử lý chất thải thứ cấp phát sinh.
Căn cứ kết quả điều tra, khảo sát thực tế các mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được triển khai áp dụng tại các địa phương trên toàn quốc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân tích, lựa chọn một số mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang áp dụng có hiệu quả tại đô thị và nông thôn.
Việc lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn căn cứ vào các tiêu chí: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển; địa bàn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt; phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại; quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt; các tiêu chí khác (có đầy đủ các thủ tục môi trường theo quy định; có phương án xử lý từng loại chất thải thứ cấp; có thị trường tiêu thụ sản phẩm…).
Trong đó, các địa phương cần lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp từng địa bàn. Điển hình như, tại đô thị, khu dân cư tập trung (phường, xã đồng bằng) thì ưu tiên lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung cho nhiều phường, xã. Còn tại nông thôn (xã vùng núi, vùng cao) và đặc khu thường có mật độ dân cư thấp, giao thông không thuận lợi, chi phí thu gom, vận chuyển cao thì ưu tiên mô hình xử lý tập trung cho từng địa bàn xã, đặc khu.
Riêng với rác thải của hộ gia đình tại khu vực nông thôn thì khuyến khích áp mô hình xử lý phân tán tại hộ gia đình, cụm hộ gia đình vì chi phí thu gom, vận chuyển cao, trong khi đặc thù khu vực này thường có quỹ đất lớn, có nhu cầu sử dụng chất thải thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi, sử dụng phân mùn hữu cơ để trồng các loại cây ăn quả và cây công nghiệp.
Theo Chinhphu.vn
13/06/2025-21:19
NGÀY 13-6-2025
13/06/2025-21:10
Chiều ngày 13/6, Quốc hội dành phần lớn thời gian để nghe báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thảo luận tại hội trường về nhiều nội dung quan trọng.
13/06/2025-21:09
Chiều ngày 13/6, đồng chí Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã làm việc với Đoàn khảo sát đánh giá công tác tổ chức thực hiện Nghị định số 28 ngày 26/4/2022 của Chính phủ và Quyết định số 28 ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
13/06/2025-21:08
Sáng ngày 13/6, Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Tuyên Quang và Báo Hà Giang đã họp thống nhất phương án hợp nhất, sẵn sàng vận hành bộ máy mới từ ngày 1/7/2025.
13/06/2025-21:08
Tuyên Quang có địa hình thuận lợi phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp nhẹ và logistisc. Bên cạnh đó, còn có thế mạnh về du lịch, tài nguyên, dược liệu và biên mậu nhờ địa hình núi cao, giáp Trung Quốc. Đây chính là lợi thế để tỉnh chuyển hóa vùng kinh tế động lực, vùng nguyên liệu, vùng du lịch, hình thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh và mở ra nhiều cơ hội cho những lao động của tỉnh.
13/06/2025-21:07
Mang đến cho các em nhỏ thiếu may mắn một tương lai tươi đẹp và có thêm niềm tin vào cuộc sống, đó là ý nghĩa của chương trình phẫu thuật nhân đạo cho trẻ em bị dị tật môi – vòm miệng. Và mới đây, các em nhỏ tại Tuyên Quang đã được về Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám sàng lọc trước khi phẫu thuật, chuyến xe ấy là “Chuyến xe nụ cười”.
13/06/2025-20:07
SƠN DƯƠNG HOÀN THÀNH MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
13/06/2025-20:07
TUỔI CAO CHÍ CÀNG CAO (13-6-2025)
13/06/2025-20:07
QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN TUYÊN QUANG (13-6-2025)
13/06/2025-14:13
Cùng với thí sinh cả nước, ngày 26 và 27/6, hơn 10.100 thí sinh tỉnh Tuyên Quang sẽ tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Hiện các điều kiện đang được tỉnh chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng, hướng tới một kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, chất lượng.
13/06/2025-12:27
Sáng ngày 13/6, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã chủ trì cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy.
13/06/2025-12:25
Sáng ngày 13/6, Thường trực Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy công bố Quyết định về công tác cán bộ.