Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, mở ra cơ hội thu hút nguồn lực quý báu từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm tri thức, công nghệ, tài chính và nhân lực chất lượng cao…) đóng góp vào sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý. Ảnh minh họa
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nội dung của 17/44 điều. Trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam. Tên của Điều này được sửa đổi thành "Điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam" bảo đảm phù hợp với nội dung.
Ngoài ra lần này cũng sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 23 theo hướng bỏ quy định "Người được trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài" và trường hợp đặc biệt được giữ quốc tịch nước ngoài. Theo đó, giao Chính phủ quy định các trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài chỉ cần đáp ứng hai điều kiện: Thứ nhất, việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
Thứ hai, không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Bộ Tư pháp, vì "nới lỏng" quy định cho nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài nên dự thảo Luật bổ sung quy định: "Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài khi thực hiện các quyền ứng cử, tuyển dụng vào các chức danh, làm việc trong tổ chức bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tham gia lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài và phải thường trú tại Việt Nam. Trường hợp pháp luật có liên quan khác với quy định này thì áp dụng quy định tại Luật này". Việc này nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh chính trị, lợi ích quốc gia cũng như tính trung thành và trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp đề xuất Bộ Công an xác minh nhân thân đối với tất cả các hồ sơ xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam được tiếp nhận tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo đảm vấn đề an ninh chính trị.
Lý giải cho đề xuất này, cơ quan soạn thảo cho biết sự thay đổi chính sách quốc tịch của nhiều quốc gia trên thế giới, cho phép công dân mang hai quốc tịch, đã thúc đẩy nhiều người Việt Nam từng thôi quốc tịch để nhập tịch nước ngoài bày tỏ mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam. Nguyện vọng này cũng được đại diện nhiều cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đề đạt lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Tính đến tháng 3/2025, Chủ tịch nước đã quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam đối với 311 trường hợp và cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 7.014 trường hợp. Trong đó, có 60 trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài, với phần lớn là những người có công lao đặc biệt đóng góp cho đất nước.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp nhận thấy các quy định hiện hành vẫn còn một số rào cản, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nguyện vọng chung của nhiều kiều bào là được có quốc tịch Việt Nam mà vẫn có thể giữ quốc tịch nước ngoài.
Vì vậy, cơ quan soạn thảo đánh giá việc "nới lỏng" chính sách cho nhập và trở lại quốc tịch Việt Nam là một bước đi quan trọng để tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi hơn nữa để kiều bào và người nước ngoài về nước đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Mới đây, tại buổi làm việc với Cục Hành chính tư pháp về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc nhấn mạnh, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam hiện tập trung nghiên cứu 3 nội dung chính cần được bám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Thứ nhất, mở rộng đối tượng được phép trở lại quốc tịch Việt Nam, đặc biệt là những trường hợp đã từng mất quốc tịch, bao gồm cả người lớn và trẻ em.
Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến việc trở lại quốc tịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân.
Thứ ba, rà soát và đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người trở lại quốc tịch Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cá nhân đó vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài.
Về nội dung mở rộng đối tượng, Thứ trưởng cho biết dự thảo Luật đang xem xét khả năng cho phép trẻ em có cha hoặc mẹ có quốc tịch Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam trong trường hợp quốc tịch nước ngoài của trẻ vẫn được giữ, với điều kiện quốc gia còn lại cho phép song tịch với các thủ tục đơn giản hơn trước.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, nhu cầu của kiều bào được trở về gắn bó với quê hương ngày càng lớn. Nhiều trường hợp dù mang dòng máu Việt nhưng do không có quốc tịch, họ không thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với đất nước.
"Việc sửa đổi Luật lần này là bước đi quan trọng để "cởi trói" về mặt pháp lý, mở ra cơ hội thu hút nguồn lực quý báu từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm tri thức, công nghệ, tài chính và nhân lực chất lượng cao…) đóng góp vào sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc nhấn mạnh.
Bên cạnh những mặt tích cực, Thứ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận một số thách thức có thể phát sinh như vấn đề an ninh, xung đột pháp lý hay tranh chấp tài sản liên quan đến những người mang nhiều quốc tịch.
Thứ trưởng khẳng định các rủi ro này đều đã và đang xảy ra, do đó, có thể kiểm soát những rủi ro này thông qua việc xây dựng các cơ chế "xin-cho" chặt chẽ, minh bạch, xét duyệt trên cơ sở các điều kiện cụ thể, rõ ràng theo từng trường hợp cụ thể, bảo đảm vừa mở rộng cơ hội, vừa giữ vững kỷ cương pháp luật và lợi ích quốc gia.
Theo Chinhphu.vn
27/04/2025-13:34
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 27/4, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
27/04/2025-13:33
Sáng ngày 27/4, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Đại lễ kính mừng Phật Đản, Phật lịch 2569 và khánh thành Chùa Phú Lâm nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
27/04/2025-13:32
Tối ngày 26/4, tại rạp chiếu phim Lotte - Vincom Tuyên Quang đã diễn ra chương trình ra mắt, giới thiệu phim “Thám tử Kiên” – kỳ án không đầu của đạo diễn Victor Vũ.
27/04/2025-13:31
Trong khuôn khổ các hoạt động của Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025, sáng ngày 27/4, Trung tâm Xúc tiến và đầu tư tỉnh đã tổ chức Hội nghị kết nối thương mại – du lịch Tuyên Quang năm 2025.
27/04/2025-13:30
Tối qua (26/4), UBND huyện Chiêm Hóa tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Non sông ngày thống nhất”. Đây là hoạt động thiết thực của huyện Chiêm Hóa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hưởng ứng Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025.
27/04/2025-13:30
Hưởng ứng Chương trình Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025, tối ngày 26/4, huyện Na Hang tổ chức Chương trình Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2025.
27/04/2025-13:29
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), huyện Yên Sơn đã có nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân những đóng góp to lớn của các cựu chiến binh, những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” anh dũng trong chiến đấu và đầy ý chí trong đời thường. Qua đó, góp phần khơi dậy lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
27/04/2025-13:28
Ngay từ những tháng đầu năm 2025, bức tranh kinh tế của tỉnh Tuyên Quang đã ghi nhận những gam màu tươi sáng. Đặc biệt, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, hai chỉ tiêu quan trọng đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ vượt xa cùng kỳ năm trước mà còn tạo đà để tỉnh phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay.
27/04/2025-13:28
Hôm nay (27/4), Công đoàn cơ sở Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tổ chức Giải Pickleball Agribank năm 2025.
27/04/2025-08:42
Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.
27/04/2025-08:39
Tối 26-4, phong độ thăng hoa, Câu lạc bộ (CLB) VTV Bình Điền Long An đã giành chiến thắng 3-0 trước CLB Bắc Kinh (Trung Quốc) và lọt vào chung kết giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ nữ châu Á - AVC Champions League 2025, qua đó có vé dự giải thế giới.
27/04/2025-08:38
Nguồn cung căn hộ chung cư tại các đô thị lớn từ nay đến năm 2026 sẽ tiếp tục được cải thiện với hành chục nghìn sản phẩm dự kiến sắp được tung ra thị trường.