Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2024.
Phát triển nghề nuôi biển được kỳ vọng giúp lĩnh vực thủy sản sẽ gia tăng giá trị bền vững trong tương lai - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Bên cạnh những tín hiệu tích cực, ngành nông nghiệp cũng đối mặt với nhiều thách thức như sự sụt giảm ở một số mặt hàng chủ lực, phụ thuộc vào một số thị trường lớn và áp lực từ yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong 4 tháng đầu năm tất cả các nhóm hàng xuất khẩu đều ghi nhận tăng trưởng, trong đó nông sản đạt 11,6 tỷ USD (tăng 11,7%), lâm sản 5,56 tỷ USD (tăng 11,2%), thủy sản 3,09 tỷ USD (tăng 13,7%), sản phẩm chăn nuôi 178 triệu USD (tăng 16,8%), và đầu vào sản xuất 722 triệu USD (tăng 20%). Sáu mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với cà phê (3,78 tỷ USD, tăng 51,1%) và gỗ (5,2 tỷ USD, tăng 5,8%) dẫn đầu. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo và rau quả lại giảm lần lượt 14,3% và 14,2%, cho thấy sự bất ổn trong một số ngành hàng chủ lực.
Về thị trường, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là các thị trường lớn nhất, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 1,1%, và khu vực châu Á giảm 1,3%, phản ánh sự phụ thuộc lớn vào một số thị trường và nguy cơ mất cân đối khi nhu cầu biến động. Ngược lại, châu Âu (tăng 37,7%) và châu Phi (tăng 78,4%) nổi lên như các thị trường tiềm năng, mở ra cơ hội đa dạng hóa thị trường rất lớn.
Mặt khác, kim ngạch nhập khẩu tăng 16,6%, đạt 15,97 tỷ USD, khiến xuất siêu giảm 4,1% còn 5,18 tỷ USD. Điều này cho thấy áp lực từ chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt ở nhóm sản phẩm chăn nuôi (tăng 27,8%) và thủy sản (tăng 29%), có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của ngành.
Ngành nông nghiệp và môi trường đang đối mặt với nguy cơ phát triển nóng, điển hình như ở mặt hàng sầu riêng, khi diện tích trồng vượt quy hoạch và chất lượng chưa đồng bộ. Sự phụ thuộc lớn vào Trung Quốc cũng là rủi ro lớn, khi thị trường này giảm 1,1% và áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn.
Theo ông Trần Gia Long, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang tập trung vào các chiến lược dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và nâng cao giá trị gia tăng cho các ngành hàng. Điển hình là cà phê, cao su và hạt tiêu ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về giá (cà phê tăng 67,5%, hạt tiêu tăng 62,5%, cao su tăng 30,2%), cho thấy tiềm năng lớn trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu. Bộ sẽ tiếp tục cơ cấu lại ngành, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến để duy trì chất lượng và tăng năng suất.
Để giải quyết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định việc cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, cải thiện chất lượng sản phẩm, và xây dựng hệ thống logistics hiện đại để giảm chi phí và tăng hiệu quả chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ là yếu tố cốt lõi để nâng cao năng suất và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ, việc xây dựng cơ sở dữ liệu nông sản và hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ giúp tăng tính minh bạch, đáp ứng yêu cầu của các thị trường như EU và Hoa Kỳ. Truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam, đặc biệt tại các thị trường mới.
Dựa trên đánh giá tình hình phát triển thị trường thực tế giai đoạn hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng tới việc đa dạng hóa các thị trường cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Đặc biệt, việc mở rộng thị trường sang châu Âu và châu Phi, cùng với xúc tiến thương mại tại các thị trường mới như Trung Đông sẽ giúp giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, với mặt hàng gạo và rau quả đang sụt giảm, Bộ đang đẩy mạnh cải thiện giống, quy trình sản xuất, và xây dựng thương hiệu để lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt tại thị trường nội địa và các nước ASEAN.
Về lĩnh vực thủy sản xuất khẩu tôm đạt 1,24 tỷ USD (tăng 28,4%), là điểm sáng trong nhóm thủy sản. Tuy nhiên, áp lực từ các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng (như dư lượng cadmium tại Trung Quốc) đòi hỏi Bộ phải tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng và chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm. Đề án phát triển logistics đến năm 2030 sẽ hỗ trợ giảm chi phí vận chuyển, nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam tại các thị trường khó tính như EU và Nhật Bản.
Lâm sản, đặc biệt là gỗ, đạt 5,2 tỷ USD, nhưng chỉ tăng 5,8%, cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại. Bộ cần tập trung vào phát triển bền vững, giảm phát thải trong sản xuất, và tăng cường các chứng nhận quốc tế về trách nhiệm xã hội và môi trường. Việc mở rộng thị trường sang châu Phi và các nước Hồi giáo (thị trường Halal) sẽ là hướng đi mới để đa dạng hóa đầu ra, đồng thời giảm áp lực từ các thị trường truyền thống.
Sản phẩm chăn nuôi tăng 16,8%, nhưng kim ngạch nhập khẩu đầu vào tăng mạnh (27,8%) cho thấy chi phí sản xuất đang là thách thức lớn. Bộ sẽ thúc đẩy các ngành hỗ trợ sản xuất, như sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số trong quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ nhanh hơn.
Tại hội nghị giao ban công tác quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và quý II/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã nhấn mạnh sự chủ động, linh hoạt trong phản ứng chính sách để ứng phó với biến động thị trường quốc tế và trong nước. Yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp và môi trường ở mức 4,0% trở lên, với kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD (phấn đấu 70 tỷ USD). Cùng với đó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng yêu cầu đẩy mạnh truyền thông để quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam, đặc biệt tại các thị trường mới, đồng thời triển khai các giải pháp ổn định thị trường nội địa trước biến động thời tiết và giá cả.
Theo Chinhphu.vn
07/05/2025-21:41
AN NINH TUYÊN QUANG (7-5-2025)
07/05/2025-21:39
NGÀY 7-5-2025
07/05/2025-21:36
Trong thời gian qua, các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hàm Yên triển khai rộng rãi, góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn
07/05/2025-21:35
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phấn đấu giảm 2 - 2,5% hộ nghèo/năm. Thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
07/05/2025-20:42
Sáng nay, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang
07/05/2025-20:41
Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang chủ trì thảo luận Tổ 17 gồm các tỉnh Cà Mau, Quảng Ngãi, Nam Định và Tuyên Quang
07/05/2025-12:55
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là bản anh hùng ca bất diệt của dân tộc Việt Nam. Cùng làm nên chiến công vang dội ấy, có sự đóng góp to lớn của hậu phương cả nước, trong đó có Tuyên Quang, vùng đất giàu truyền thống cách mạng - Thủ đô kháng chiến
07/05/2025-12:54
Cách đây đúng 71 năm, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” – đã đi vào lịch sử dân tộc như một bản hùng ca bất diệt về tinh thần quật cường, ý chí kiên cường của quân và dân ta. Trong chiến thắng ấy, không thể không nhắc đến những đóng góp của những người con xứ Tuyên. Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 mời quý vị cùng chúng tôi gặp lại những người lính năm xưa lắng nghe họ kể lại những câu chuyện chưa từng phai mờ
07/05/2025-12:54
Công an tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức hội nghị triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh. Hoạt động này thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những người đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc
07/05/2025-12:53
Sáng nay, đồng chí Hoàng Việt Phương, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang
07/05/2025-12:52
Sáng nay, đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Nhà máy xử lý rác thải tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn
07/05/2025-12:51
Sáng nay, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 13, các đại biểu Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Tờ trình dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và một số dự án luật khác