Mới đây, Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đã ra quyết định “giáng” CLB Phú Thọ xuống thi đấu tại Giải bóng đá hạng Ba toàn quốc ở mùa giải tới vì đã có hành vi “thao túng trận đấu”. Đây thực sự là cú sốc lớn với thể thao Việt Nam nói chung, bóng đá nói riêng, cho thấy các cơ quan quản lý thể thao trong nước cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường đầu tư cho công tác kiểm tra, giám sát nhằm loại bỏ hành vi tiêu cực trong đời sống thể thao nước nhà.
Các cầu thủ Phú Thọ FC trong một buổi tập chuẩn bị cho Giải bóng đá hạng Nhì toàn quốc năm 2025. Ảnh: Phú Thọ FC
Không phải chuyện mới
FIFA khẳng định, CLB Phú Thọ bị phạt là do đã thao túng trận đấu - hành vi gây ảnh hưởng hoặc thay đổi bất hợp pháp đối với diễn biến, kết quả trận đấu. Thông báo này không đề cập chi tiết việc thao túng ở trận đấu cụ thể nào của CLB Phú Thọ. Mặc dù CLB này có 10 ngày để kháng cáo nhưng LĐBĐ Việt Nam đã dừng thi đấu với CLB Phú Thọ từ vòng 5 của Giải bóng đá hạng Nhì toàn quốc năm 2025. Kết quả những trận đấu trước vòng này của Phú Thọ cũng bị hủy bỏ.
Thực tế, Phú Thọ không phải là CLB đầu tiên của thể thao Việt Nam bị tổ chức quản lý thể thao cấp thế giới xử lý kỷ luật sau khi tổ chức đó trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm. Năm 2019 - 2020, cử tạ Việt Nam liên tiếp đón tin xấu khi có tới 4 lực sĩ bị Tổ chức phòng, chống doping thế giới phát hiện sử dụng chất cấm trong tập luyện, thi đấu thông qua kiểm tra ngẫu nhiên.
Trong thực tế, người của Tổ chức phòng, chống doping thế giới có thể đến bất cứ quốc gia nào để lấy mẫu ngẫu nhiên xét nghiệm doping với bất cứ VĐV nào, kể cả khi VĐV đó đang trong giai đoạn tập luyện. Đô cử Trịnh Văn Vinh bị tổ chức này kiểm tra, lấy mẫu thử doping trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2018 là một ví dụ điển hình. Sau đó, mẫu thử doping của Trịnh Văn Vinh cho kết quả dương tính; án phạt với đô cử này có hiệu lực từ đầu năm 2019, đến năm 2023 mới chấm dứt.
Câu chuyện về CLB Phú Thọ cho thấy tiêu cực vẫn đang len lỏi trong các giải đấu ở Việt Nam. Đó là bài toán lớn trong hành trình tạo lập môi trường thể thao Việt Nam thực sự “sạch”.
Nhiều bên cùng tham gia
FIFA hay Tổ chức phòng, chống doping thế giới đều là những tổ chức đi đầu trong việc phòng, chống hành vi tiêu cực trong hoạt động thể thao. Không phải ngẫu nhiên khi FIFA đã tạo ra hệ thống tố giác trực tuyến. Theo đó, người tố giác có thể dùng danh tính thật hoặc ẩn danh để lập tài khoản rồi báo cáo bất kỳ hành vi, hình thức thao túng trận đấu hoặc giải đấu. Sau khi nhận được thông tin, FIFA và các tổ chức thành viên sẽ phối hợp làm rõ và xử lý nếu có vi phạm. Trường hợp CLB Phú Thọ bị xử lý như trên thêm một lần cho thấy, những hành vi thao túng trận đấu lúc nào cũng có thể xảy ra trong làng bóng đá Việt Nam.
Trong khi đó, việc sử dụng doping trong nhiều môn thể thao, đặc biệt là cử tạ, xe đạp... đã khiến Tổ chức phòng, chống doping thế giới phải đưa ra giải pháp là đi đến nhiều quốc gia thực hiện xét nghiệm doping ngẫu nhiên với nhiều VĐV. Thậm chí, VĐV của quốc gia này đang tập huấn ở quốc gia khác cũng có thể bị lấy mẫu thử doping ngẫu nhiên. Việc này được thực hiện nhằm tránh trường hợp VĐV sử dụng doping có thể qua mặt các nhà tổ chức thi đấu, kịp “tẩy” doping khi tập luyện vào trước ngày thi đấu. Đến lúc thi đấu xong, nếu người của ban tổ chức giải có lấy được mẫu xét nghiệm doping thì đã muộn. Rõ ràng, đây là cách làm mang lại hiệu quả, có tính răn đe cao.
Cũng vì Tổ chức phòng, chống doping thế giới làm quyết liệt nên từ năm 2021 đến nay, cử tạ Việt Nam chưa có trường hợp nào bị cấm thi đấu do bị phát hiện sử dụng doping sau những lần kiểm tra, thử doping ngẫu nhiên do Tổ chức phòng, chống doping thế giới thực hiện.
Trong thông báo gần đây, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã khẳng định, tổ chức này kiên quyết không khoan nhượng đối với các hành vi tiêu cực. Liên đoàn sẽ tăng cường kiểm soát toàn bộ hệ thống bóng đá quốc gia để bảo đảm tính minh bạch và sự phát triển bền vững của bóng đá Việt Nam.
Còn Tổng Thư ký Liên đoàn Cử tạ và Thể hình Việt Nam Đỗ Đình Kháng cũng cho rằng, việc Tổ chức phòng, chống doping thế giới thực hiện xét nghiệm doping ngẫu nhiên tại nhiều quốc gia là giải pháp quyết liệt, hiệu quả dù rất tốn kém. Không chỉ cử tạ mà nhiều môn thể thao khác tại Việt Nam đều cần tuyên truyền, phổ biến cho VĐV về vấn đề này cũng như thực hiện biện pháp kiểm tra, giám sát VĐV một cách nghiêm ngặt.
Phòng, chống tiêu cực chắc chắn không chỉ là trách nhiệm của FIFA, Tổ chức phòng, chống doping thế giới hay một số liên đoàn thể thao quốc gia. Đó cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý thể thao từ Trung ương tới các địa phương trong cả nước và phần việc này cần được quan tâm đầu tư một cách thỏa đáng, coi trọng nhiều hơn.
Theo Báo Hànộimới
13/05/2025-21:36
NGÀY 13-5-2025
13/05/2025-21:35
TÌM VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN (13-5-2025)
13/05/2025-21:22
Hôm nay (13/5), tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
13/05/2025-21:21
Hôm nay (13/5), đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng đường từ Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến Quốc lộ 2D, kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ; Dự án Đầu tư xây dựng cầu và tuyến đường tránh thị trấn Sơn Dương; Tuyến đường từ thị trấn Sơn Dương đi xã Tân Trào.
13/05/2025-21:20
Ngày 13/5, đồng chí Vân Đình Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài chính đã dự Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Sơn Dương.
13/05/2025-21:19
Sáng ngày 13/5, Đảng bộ huyện Lâm Bình tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chị thị số 05 CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
13/05/2025-21:16
Sau hơn 10 năm, huyện Hàm Yên đã hoàn thành mục tiêu 100% xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới. Thành quả này không chỉ là niềm tự hào, mà còn là minh chứng sinh động cho sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết, đồng lòng của người dân.
13/05/2025-21:15
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu đã góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Chi bộ Trường Tiểu học Kim Bình, Đảng bộ huyện Chiêm Hóa là một điển hình tiêu biểu như thế.
13/05/2025-12:29
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, sáng nay (13/5), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu nghe Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021 ngày 13/11/2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
13/05/2025-12:28
Sáng ngày 13/5, đồng chí Hoàng Việt Phương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Chiêm Hoá.
13/05/2025-12:28
Sáng ngày 13/5, tại huyện Na Hang, đồng chí Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh đã trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho đảng viên lão thành.
13/05/2025-12:27
Hành trình thoát nghèo không chỉ đến từ nỗ lực của người dân, mà còn có sự đồng hành của tổ chức ngân hàng, trong đó, có Agribank huyện Chiêm Hóa. Đến ngày 12/5/2025, đã có hơn 1.000 hộ vay vốn để xóa nhà tạm, nhà dột nát, với tổng số tiền gần 16 tỷ đồng. Điều đặc biệt, đó là những khoản vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo đã mở ra cơ hội để người dân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.