Trong bối cảnh văn học nghệ thuật (VHNT) đang đối diện nhiều cơ hội và thách thức của kỷ nguyên mới, việc xây dựng chính sách phát triển VHNT phù hợp với thời đại trở thành yêu cầu cấp thiết.
Tại Hội thảo khoa học quốc gia “50 năm nền VHNT Việt Nam sau Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ngày 18-4, nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ đã có những ý kiến, tham luận sâu sắc về vấn đề này.
Sự thành công của MV "Bắc Bling" đã mở ra hướng đi mới cho nghệ thuật dân gian trong thời hiện đại.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Xã hội của Quốc hội:
Đồng bộ các giải pháp để VHNT Việt Nam có cơ hội bứt phá mạnh mẽ
Trong dòng chảy biến đổi không ngừng của xã hội hiện đại, VHNT Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn lao, nhưng cũng đối diện với những thách thức không nhỏ. Một thể chế vững chắc, một chính sách phù hợp và linh hoạt sẽ là động lực để văn nghệ sĩ có thể sáng tạo mà không bị bó hẹp bởi những ràng buộc không cần thiết, đồng thời đảm bảo rằng những tác phẩm nghệ thuật có giá trị sẽ được gìn giữ, phát huy và vươn xa.
Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy rằng dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong xây dựng thể chế, chính sách phát triển VHNT, nhưng vẫn còn những khoảng trống cần được lấp đầy, những rào cản cần được tháo gỡ. Chúng ta cần một chính sách đầu tư mạnh mẽ hơn, không chỉ dừng lại ở hỗ trợ vật chất mà còn là sự đầu tư về tư duy, tầm nhìn, chiến lược phát triển dài hạn. VHNT không thể bị xem như một lĩnh vực “bên lề” trong các chính sách phát triển quốc gia, mà cần được đặt ở vị trí trung tâm, như một động lực quan trọng góp phần định hình bản sắc dân tộc, nâng cao tầm vóc văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
Những nhà văn, nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, đạo diễn... chính là những người "giữ lửa" cho nền văn hóa Việt Nam. Họ cần một môi trường sáng tạo thực sự cởi mở, nơi những ý tưởng táo bạo, những góc nhìn mới mẻ không bị kìm hãm bởi những rào cản vô hình. Để làm được điều đó, chúng ta cần một cơ chế quản lý linh hoạt hơn, cởi mở hơn, đồng thời vẫn đảm bảo được tính định hướng, phù hợp với những giá trị văn hóa và đạo đức xã hội. Việc bảo vệ quyền lợi cho văn nghệ sĩ cũng là một vấn đề quan trọng, bởi nếu không có sự trân trọng dành cho những người làm nghệ thuật, nếu những tác phẩm tâm huyết bị sao chép, đánh cắp một cách dễ dàng mà không có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, thì sẽ rất khó để khuyến khích sáng tạo phát triển.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, VHNT không còn bó hẹp trong những khuôn khổ truyền thống mà đang mở ra những chân trời mới, nơi công nghệ có thể trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực để đưa văn hóa Việt Nam đến gần hơn với công chúng trong nước và quốc tế. Chúng ta cần có những chính sách phù hợp để tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ, từ việc số hóa di sản văn hóa, phát triển nền tảng xuất bản trực tuyến, hỗ trợ các nền tảng nghe nhìn trong nước, đến việc thúc đẩy công nghiệp văn hóa như một ngành kinh tế mũi nhọn.
Một nền VHNT phát triển mạnh mẽ không chỉ làm giàu thêm đời sống tinh thần của nhân dân, mà còn là một cách để khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ văn hóa thế giới. Chúng ta từng tự hào với một nền văn học dân gian phong phú, với những áng thơ ca, tiểu thuyết đi vào lòng người, với những tác phẩm điện ảnh gây tiếng vang, với những giai điệu âm nhạc mang đậm hồn dân tộc... Nhưng để giữ vững niềm tự hào ấy trong thời đại mới, cần có một sự đổi mới mạnh mẽ, một chiến lược phát triển bài bản, một quyết tâm chính trị và sự chung tay của toàn xã hội.
Chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để VHNT Việt Nam không chỉ phát triển bền vững mà còn có cơ hội bứt phá mạnh mẽ, trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế sáng tạo toàn cầu, vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc, vừa hòa nhập sâu rộng vào dòng chảy văn hóa thế giới. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng những người làm nghệ thuật, mà là nhiệm vụ chung của cả xã hội, của những nhà hoạch định chính sách, của các doanh nghiệp, và của mỗi công dân Việt Nam - những người đang thụ hưởng và gìn giữ những giá trị văn hóa vô giá của dân tộc.
NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội:
Văn nghệ sĩ phải tự "bồi đắp" tri thức, kỹ năng sử dụng, làm chủ công nghệ
Mục đích cuối cùng của người nghệ sĩ là tác phẩm hay, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, phản ánh tâm hồn và tính cách dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo cho cả tương lai. Để đạt được mục đích đó, mỗi một văn nghệ sĩ phải trau dồi về đạo đức và nghề nghiệp: Tự "bồi đắp" tri thức, kỹ năng sử dụng, làm chủ công nghệ thông tin, ngoại ngữ; tăng cường bám sát thực tiễn, gắn bó với nhân dân, với hơi thở của cuộc sống, phấn đấu sáng tạo ngày càng nhiều tác phẩm tốt phục vụ nhân dân, phục vụ công cuộc đổi mới, xứng đáng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Văn nghệ sĩ cũng cần thích ứng với thời cuộc, đối mặt với sự khắc nghiệt của quy luật thị trường; không chạy theo thị hiếu tầm thường hay sở thích nhất thời, mà phải biết lắng nghe, phân tích, tìm hiểu, đánh giá đúng nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiếp nhận.
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mạng xã hội và công nghệ số là phương tiện miễn phí, lan tỏa nhanh và rộng khắp. Mỗi văn nghệ sĩ nên tận dụng, làm chủ công nghệ, đăng tải những tác phẩm chất lượng tốt nhất để tôn vinh văn hóa Việt Nam ra thế giới và khẳng định “thương hiệu” văn nghệ sĩ của mình. Không nên “dễ dãi”, đăng tác phẩm yếu kém về nội dung và nghệ thuật, hoặc bình luận cực đoan lên mạng xã hội. Bởi mạng xã hội chính là nơi thể hiện hình ảnh, uy tín văn nghệ sĩ với người thân, bạn bè và công chúng toàn thế giới. Các hội địa phương hoặc đơn vị chuyên trách cần phối hợp tập huấn, trang bị kiến thức để giúp các văn nghệ sĩ làm chủ môi trường mạng.
Bên cạnh đó, theo tôi cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá VHNT; phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông và các nền tảng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm VHNT đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, văn hóa, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam:
Cần đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước
Đất nước ta hiện nay đang xây dựng và phát triển VHNT trong sự bùng nổ thông tin có tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Thành tựu nổi bật của công nghệ thông tin đã đưa nước ta hòa nhập vào hệ thống siêu lộ thông tin toàn cầu. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nhiều hình thức biểu đạt mới đã đồng hành và cạnh tranh với những sáng tác của các văn nghệ sĩ. Sự kết hợp giữa cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong cơ chế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong sản phẩm, trong đó có các tác phẩm VHNT. Sự phát triển này ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác, tiếp nhận, hưởng thụ các dịch vụ liên quan, đồng thời tác động đến các chủ thể sáng tạo lẫn khách thể tiếp nhận trong đời sống hiện nay.
Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước cần có tầm nhìn chiến lược để định hướng và thực hiện hiệu quả, vừa chú trọng các đề tài về truyền thống dân tộc, cách mạng và kháng chiến, vừa phản ánh chân thực đời sống đương đại. Bên cạnh đó, cần đề cao vai trò của các tác phẩm có giá trị trong việc cổ vũ, giáo dục con người, tạo môi trường giải trí lành mạnh, đồng thời ngăn chặn sự lan truyền của những tác phẩm phi đạo lý, lạc hậu, xa rời bản sắc dân tộc.
Để xây dựng và phát triển một nền VHNT Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực VHNT cần đổi mới tư duy. Các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho sáng tạo, nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và chất lượng nghệ thuật cao, phục vụ nhân dân trong thời kỳ hội nhập. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực phát triển xã hội. Muốn bay cao, bay xa, phải bằng chính đôi cánh văn hóa truyền thống dân tộc. Trong Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu quan điểm: Văn hóa nói lên bản sắc của dân tộc, văn hóa còn dân tộc còn.
Theo Báo Hànộimới
02/05/2025-20:49
Giữa nhịp sống hiện đại, ở xã Tân Long, huyện Yên Sơn, một không gian văn hóa vẫn ngày ngày được gìn giữ. Giai điệu Then ngân nga, tiếng đàn Tính ngọt ngào vang lên mỗi tối đã cho thấy những nỗ lực trong bảo tồn và trao truyền di sản văn hóa quý báu của cha ông cho thế hệ mai sau.
02/05/2025-20:48
Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2025, huyện Lâm Bình vừa tổ chức Hội thi “Mâm cỗ đẹp” với chủ đề "Mâm cỗ vùng cao với các món ăn truyền thống, đặc sắc của địa phương".
02/05/2025-20:35
VẤN ĐỀ KỲ NÀY (2-5-2025)
02/05/2025-12:38
Là một trong những địa phương có số nhà tạm, dột nát cần phải xây mới và sửa chữa nhiều nhất của huyện Yên Sơn, bằng sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của bà con nhân dân, đến nay, Trung Sơn đã có 201/202 ngôi nhà đã và đang được hoàn thành, đem lại niềm vui cho các hộ nghèo.
02/05/2025-12:38
Hưởng ứng các hoạt động Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025. Tối ngày 1/5, tại sân vận động Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình đã tổ chức Liên hoan dân vũ năm 2025.
02/05/2025-12:37
Những ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không khí mua sắm tại nhiều cửa hàng bán lẻ, siêu thị sôi động hơn thường lệ. Đây cũng là dịp các doanh nghiệp tung ra hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá mạnh nhằm kích cầu tiêu dùng, kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng vào cuối năm.
02/05/2025-10:28
Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
02/05/2025-10:24
Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 1/5, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 và Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam TPHCM có Lời cảm ơn. Báo điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời cảm ơn.
02/05/2025-10:22
Trong tác động thuế quan, xuất khẩu vẫn đạt tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, từ quý II, dưới ảnh hưởng của thuế quan, xuất khẩu sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn.
02/05/2025-10:18
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nước này có khả năng đạt thỏa thuận thương mại với Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
02/05/2025-10:16
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
02/05/2025-10:13
Hạt gạo Việt Nam hiện có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.