Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, hai triều đại Lý - Trần tồn tại dài nhất và phát triển hưng thịnh trên nhiều lĩnh vực như quân sự, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc... Và bởi thế cho đến nay, hai triều đại này vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng để nhiều tác giả nghiên cứu và sáng tác, trong đó có lĩnh vực truyện lịch sử.
Một số truyện lịch sử về nhà Trần.
Năm nay kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 10-2 đến 14-2 với nhiều hoạt động phong phú tại quê hương của nhà Trần ở Hưng Hà, Thái Bình. Đây cũng là dịp để nhiều nhà văn, cây bút yêu thích viết truyện lịch sử giao lưu, tìm hiểu thêm về một triều đại phát triển rực rỡ. Nhà văn Trần Thanh Cảnh, người đã “đóng góp” một số tiểu thuyết lịch sử về nhà Trần với “Đức Thánh Trần”, “Trần Thủ Độ”, “Trần Nguyên Hãn”, cho biết: “Câu chuyện của vương triều Trần không phải là câu chuyện riêng của dòng họ Trần mà còn là của quốc gia, của dân tộc bởi triều đại nhà Trần đã làm nên chiến công quân sự lừng lẫy ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, đã dựng xây thời hòa bình thịnh trị kéo dài, có nền văn hóa khoa học phát triển với nhiều tác phẩm đỉnh cao, chế tạo được nhiều vũ khí...”.
Đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú để các nhà văn có thể khai thác và sáng tạo về lịch sử nhà Trần. Điều đó giải thích vì sao số lượng tác phẩm truyện sử về giai đoạn này khá phong phú. Trong bộ tiểu thuyết lịch sử “Bão táp triều Trần”, nhà văn Hoàng Quốc Hải đặt ra câu hỏi: “Vì sao Đại Việt là một quốc gia nhỏ bé, đất hẹp, người ít mà ba lần đánh bại các cuộc xâm lăng đại quy mô của một đế quốc khổng lồ nằm ngay sát nách?”. Muốn giải đáp được câu hỏi này, theo nhà văn, phải giải đáp được do các nguyên nhân nào mà đất nước thời nhà Trần trở nên hùng mạnh. Bộ tiểu thuyết “Bão táp triều Trần” gồm 6 cuốn đã bao quát toàn bộ lịch sử đời nhà Trần suốt 175 năm tồn tại, lý giải những nguyên nhân làm nên hưng thịnh và bại vong của nhà Trần. Được xuất bản lần đầu năm 2003, bộ sách “Bão táp triều Trần” được tái bản nhiều lần và đã mang lại cho “cha đẻ” của tác phẩm những giải thưởng danh giá như Giải thưởng Nhà nước, Giải "Thành tựu văn học trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội, Giải thưởng "Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội".
Một bộ tiểu thuyết lịch sử khác về đời nhà Trần được nhiều độc giả biết tới là của nhà văn Hà Ân. Kể từ cuốn đầu tiên “Bên bờ Thiên Mạc” được xuất bản lần đầu năm 1967, sau đó là “Trên sông truyền hịch” năm 1973, “Trăng nước Chương Dương” năm 1975, “Người Thăng Long” năm 1980, đến tận năm 2002, nhà văn mới hoàn thành cuốn sách cuối cùng “Khúc khải hoàn dang dở”. Bộ sách là bản trường ca hào hùng về các vị vương, tướng nhà Trần đã được sử sách ghi danh.
Khẳng định trí tuệ của người xưa, tiểu thuyết gia Trần Gia Ninh, một giáo sư ngành khoa học vật lý, đã “bật mí” trong “mấy lời cẩn bạch” của tiểu thuyết lịch sử “Kim thiếp vũ môn” rằng, “người Giao Chỉ, tức người Việt, đã sáng tạo ra súng thần cơ ít nhất là cuối thế kỷ 14, cuối đời Trần. Nhà Minh đã giấu bí kíp thần cơ chiếm đoạt được của nước Việt”. Hào khí Đông A của nhà Trần được kể lại rõ nét trong bộ sách “Chuyện hay sử Việt” (nhiều tác giả) với những câu chuyện hấp dẫn về “Trần - Lý một nhà”, “Chuyện tình Trần Quốc Tuấn”, “Hàn Thuyên - nhà thơ với điệp vụ vua giao”, “Lời nói làm xoay chuyển tình thế”, “Những trụ xương cánh của đại vương”...
Khắc họa chân dung các danh tướng, danh nhân thời Trần còn có các tác phẩm như “Hưng Đạo Vương” của Phan Kế Bính và Lê Văn Phúc, “Khói mây Yên Tử” của Vũ Ngọc Tiến, “Ông Trạng thả diều” của Hà Ân, “Trần Khánh Dư" và “Trần Quốc Toản” của Lưu Sơn Minh, “Trần Nhật Duật” của Phù Ninh, “Trần Khát Chân” của Lương Hạnh... Trong khi đó, những câu chuyện đời và chuyện tình lại được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau như “Huyền Trân công chúa” của Viết Linh và “Huyền Trân” của Nguyễn Hữu Nam... Đặc biệt, đã và đang có nhiều cây bút trẻ thử sức với mảng truyện sử, trong đó có viết về đời nhà Trần với “Như sơ” của Việt Chi, “Trần triều nhàn thoại” của Đồng Lạc, “Nguyệt thư ảnh kiếm” của Bình Chi, “Trăng tan đáy nước” của Hoàng Yến... Khoác tấm áo văn chương cho các sự kiện và nhân vật lịch sử với lối viết hiện đại, đan xen những yếu tố mới được bạn đọc trẻ ngày nay yêu thích như xuyên không, giấc mơ là cách mà các cây bút trẻ đương thời thực hiện. Nhà văn Trần Thanh Cảnh, người đã thành danh với tiểu thuyết lịch sử, mới đây cũng sử dụng lối viết này trong tập truyện ngắn lịch sử mới ra mắt “Truyện sử Trần”.
Trên mạng xã hội facebook, không ít người trẻ từng hào hứng nhấn yêu thích với bài viết “Đẳng cấp ngôn tình nhà Trần” khi biết bên cạnh những chiến công lẫy lừng trong chống quân xâm lược, cải cách kinh tế, văn hóa, xã hội, sử sách Việt còn ghi chép lại những mối nhân duyên kỳ lạ của các vị tướng quân lừng lẫy nhà Trần. Những câu chuyện ấy, mối tình ấy nếu được khai thác nhiều hơn, sâu hơn hẳn sẽ tạo nên nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật hấp dẫn. Cũng vì lẽ đó, một cuộc thi “Đọc sách và viết về các nhân vật sử Trần” đã được Tri Thức Trẻ books cùng tác giả Trần Thanh Cảnh phát động, hướng tới đối tượng tham gia là học sinh, sinh viên và các bạn trẻ yêu lịch sử dân tộc. Cuộc thi nhận bài tham gia từ nay đến 15-4 và dự kiến tổng kết, trao giải vào cuối tháng 5-2025.
Theo Báo Hànộimới
09/05/2025-12:32
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay (9/5), Quốc hội nghe tờ trình về một số dự án Luật và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
09/05/2025-12:31
Sáng ngày 9/5, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - Hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang (đoạn địa phận huyện Na Hang).
09/05/2025-12:30
Sáng ngày 9/5, Đoàn công tác tỉnh Tuyên Quang do đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến tham quan và trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng, triển khai thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
09/05/2025-12:30
Sáng ngày 9/5, Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang và Văn phòng Tỉnh ủy Hà Giang đã có buổi làm việc về phương án hợp nhất hai văn phòng sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
09/05/2025-12:29
Tại xã Thượng Nông, huyện vùng cao Na Hang, nhờ sự hỗ trợ của nhà nước và bà con nhân dân, những ngôi tạm, dột nát đang được tập trung xây dựng. Niềm mong ước về một nơi ở kiên cố của người dân đang dần thành hiện thực.
09/05/2025-12:28
Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang được khởi công xây dựng tháng 12/2023, qua hơn 1 năm thi công, các gói thầu cơ bản đáp ứng được theo tiến độ và kế hoạch được phê duyệt. Tổng khối lượng hoàn thành ước tính đến nay đạt trên 41% giá trị hợp đồng.
09/05/2025-08:35
Theo dự báo, hôm nay (9/5), Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng diện rộng. Từ ngày mai (10/5), nắng nóng sẽ chấm dứt ở cả Trung Bộ và Bắc Bộ do trời chuyển mưa dông mạnh.
09/05/2025-08:33
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
09/05/2025-08:32
Ngày 8-5, huấn luyện viên Cristiano Roland đã chốt danh sách 30 cầu thủ U16 Việt Nam trong đợt hội quân đầu tiên năm 2025, chuẩn bị dự giải U16 quốc tế CFA Team China 2025.
09/05/2025-08:31
Người thứ ba cấy chip não của Neuralink đã có thể tự biên tập, đăng video lên YouTube mà không cần sự trợ giúp bên ngoài.
09/05/2025-08:29
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Nội vụ.
09/05/2025-08:26
Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp liên quan đến Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 rất nặng nề, trong đó có xây dựng 2 Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp chung. Tuy nhiên, Bộ sẽ quyết tâm bảo đảm hoàn thành sớm khối lượng lớn công việc với chất lượng cao.