AI cần được thiết kế và vận hành theo những nguyên tắc đạo đức rõ ràng trước khi đối mặt với nguy cơ thiên lệch thuật toán, xâm phạm quyền riêng tư, mất kiểm soát dữ liệu.
Bài toán kiểm soát rủi ro từ công nghệ AI
Tháng 9/2024, Clearview AI – công ty nổi tiếng với công nghệ nhận diện khuôn mặt bị phạt 30,5 triệu Euro (khoảng 33,7 triệu USD) bởi Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Hà Lan vì đã tạo cơ sở dữ liệu bất hợp pháp.
Cụ thể, DPA cáo buộc Clearview AI vi phạm Quy định bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu (GDPR). Cơ quan này cho biết việc lưu trữ và xử lý dữ liệu sinh trắc học chỉ được phép trong một số điều kiện nhất định mà Clearview AI không đáp ứng. Ngoài ra, công ty không minh bạch và từ chối quyền truy cập của những người bị ảnh hưởng đối với dữ liệu được lưu trữ về họ.
Trước đó không lâu, tại Mỹ, một nhóm sinh viên Đại học Stanford phát triển hệ thống Predicting Image Geolocations – công nghệ định vị địa lý bằng AI có thể xác định nơi chụp ảnh chỉ từ bối cảnh hình ảnh. Dù mang tính học thuật, hệ thống này nhanh chóng gây tranh cãi toàn cầu khi bị lo ngại có thể bị lạm dụng cho mục đích theo dõi, xâm phạm quyền riêng tư hoặc giám sát cá nhân bởi chính phủ và các công ty tư nhân.
Những vụ việc này đến nay không còn là trường hợp đơn lẻ, mà là minh chứng rõ ràng cho một thực tế: công nghệ AI phát triển nhanh hơn nhiều so với các rào chắn đạo đức và pháp lý mà xã hội có thể dựng lên.
Theo báo cáo của UNESCO, đến năm 2023 đã có hơn 60 quốc gia trên thế giới đã xây dựng chiến lược AI quốc gia, trong đó, nhiều nước ban hành khung đạo đức nhằm kiểm soát rủi ro từ công nghệ này.
Các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo cho rằng, AI cần được thiết kế và vận hành theo những nguyên tắc đạo đức rõ ràng nếu con người không muốn phải đối mặt với nguy cơ thiên lệch thuật toán, xâm phạm quyền riêng tư, mất kiểm soát dữ liệu, và những hệ lụy khó lường về xã hội và pháp lý.
Khi con người dần để AI trở thành cộng sự, thậm chí là người ra quyết định trong một số lĩnh vực đời sống như y tế, giáo dục, tài chính hay hành chính công, thì câu hỏi cấp thiết không còn là “nên hay không nên dùng AI”, mà là "con người sẽ dùng AI theo cách nào để không làm tổn thương chính mình?”
Khoá học đầu tiên về đạo đức AI tại Việt Nam
Tại Việt Nam, AI đã được xác định là một trong những công nghệ lõi theo Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 (Quyết định 127/QĐ-TTg). Tuy nhiên, các khung đạo đức và hướng dẫn triển khai một cách có trách nhiệm vẫn đang ở giai đoạn sơ khai. Điều này tạo ra khoảng trống giữa sự phát triển công nghệ và năng lực kiểm soát rủi ro – đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số trên quy mô toàn quốc.
Nhằm thu hẹp khoảng trống đó, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII) phối hợp cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức sự kiện là khóa học đầu tiên về Đạo đức AI tại Việt Nam. Chương trình diễn ra trong hai ngày 12 – 13/5 tại Hà Nội, được đánh giá là bước tiến quan trọng trong nỗ lực xây dựng hệ sinh thái AI có trách nhiệm, phù hợp với đặc thù pháp lý, văn hóa và xã hội của Việt Nam.
Ông Đào Trung Thành, Phó Viện trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng Giảng viên Viện ABAII chia sẻ.
Phát biểu tại sự kiện, ông Đào Trung Thành, Phó Viện trưởng Viện ABAII, thành viên Hội đồng Đạo đức Tài sản số và Trí tuệ nhân tạo ABAII nhận định, việc phát triển AI có đạo đức là nhiệm vụ mang tính chiến lược, đặc biệt tại các quốc gia đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái công nghệ số như Việt Nam.
Trong bối cảnh thực tiễn đặt ra yêu cầu cần bồi dưỡng thế hệ chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý nhà nước, giảng viên, nhà nghiên cứu… cần có tư duy phản biện, hiểu biết pháp lý và cam kết đạo đức trong việc triển khai các giải pháp số. Từ đó sẽ hình thành mạng lưới nghiên cứu chuyên sâu, mở ra môi trường kết nối đa ngành và liên lĩnh vực nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, góp phần hỗ trợ chính sách và nâng cao năng lực phản ứng với các thách thức công nghệ trong thời gian tới.
"AI không nên thay thế con người mà phải nâng tầm con người và đạo đức AI không phải là lựa chọn, mà là nền móng của niềm tin xã hội trong kỷ nguyên số. Nếu không hành động ngay, chúng ta không chỉ chậm bước trong cuộc đua AI toàn cầu, mà còn có thể đánh mất niềm tin của chính người dân vào những hệ thống được gọi là thông minh", ông Thành cho biết.
Khóa học được truyền đạt bởi đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành; thiết kế nội dung dựa trên tiêu chuẩn quốc tế như khuyến nghị của UNESCO, OECD và các mô hình tiêu chuẩn đang được áp dụng tại Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á.
Theo Bà Elenita Tapawan, Giám đốc các Trung tâm Hoa Kỳ trong khu vực cho rằng, mấu chốt quyết định chính là cần đặt con người làm trung tâm, thay vì chỉ dựa vào máy móc
"Người dùng AI không nên chỉ tiếp nhận kiến thức chuyên môn, mà còn cần hình thành tư duy phản biện, cách tiếp cận nhân văn và có trách nhiệm khi phát triển và ứng dụng các hệ thống AI trong lĩnh vực của mình". bà Elenita chia sẻ.
Với 500 học viên tham gia tại Hà Nội và TP.HCM, khóa học sẽ này cung cấp cái nhìn toàn diện về các nguyên tắc đạo đức trong thiết kế, vận hành hệ thống AI, như: minh bạch, công bằng, trách nhiệm và tôn trọng quyền con người.
Theo VTV.VN
14/05/2025-12:24
Sáng ngày 14/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội tiến hành Thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
14/05/2025-12:23
Sáng ngày 14/5, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho đảng viên cao tuổi tại Đảng bộ xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên và Đảng bộ xã Tân Long, huyện Yên Sơn.
14/05/2025-12:23
Sáng ngày 14/5, đồng chí Lê Thị Thanh Trà, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho đảng viên lão thành thuộc Đảng bộ xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn.
14/05/2025-12:22
Sáng ngày 14/5, Hội Nông dân tỉnh tổng kết Dự án Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2022-2025.
14/05/2025-12:21
Sau nhiều ngày mưa lớn kéo dài, tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang, đoạn đang thi công một số đoạn bị sạt lở taluy, nhiều hạng mục buộc phải tạm dừng để đảm bảo an toàn. Ngay khi tạnh ráo, không khí lao động nhộn nhịp trở lại trên công trường thi công.
14/05/2025-12:20
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Lâm Bình đã đạt được nhiều kết quả và trở thành phong trào có sức lan toả mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân… góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
14/05/2025-08:50
Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cùng 4 đồng phạm bị khởi tố với cáo buộc có hành vi sai phạm, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.
14/05/2025-08:49
Không thể gây bất ngờ, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã thua 0-2 trước đối thủ mạnh Nhật Bản ở trận tứ kết giải vô địch châu Á, đành chia tay giấc mơ dự World Cup futsal nữ 2025.
14/05/2025-08:48
AI cần được thiết kế và vận hành theo những nguyên tắc đạo đức rõ ràng trước khi đối mặt với nguy cơ thiên lệch thuật toán, xâm phạm quyền riêng tư, mất kiểm soát dữ liệu.
14/05/2025-08:46
Hiện nay, Bộ Nội vụ chưa có chủ trương cho phép tuyển chọn và đưa lao động sang làm việc tại Israel trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề.
14/05/2025-08:45
Chiều 13/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch hành động xây dựng và phát triển ngành ngoại giao tới năm 2030 và tầm nhìn 2045.
14/05/2025-08:43
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.