Bên cạnh làn sóng phản đối, một số ý kiến cũng tỏ ra hoài nghi về tính bền vững của phong trào tẩy chay các thương hiệu vi phạm chủ quyền quốc gia.
Làn sóng “tẩy chay”
Thương hiệu trà sữa Chagee, xuất xứ từ Trung Quốc, đã vấp phải làn sóng chỉ trích gay gắt từ người tiêu dùng Việt Nam trước thềm khai trương cửa hàng đầu tiên tại quận 1, TP Hồ Chí Minh. Nguyên nhân xuất phát từ việc ứng dụng của Chagee hiển thị bản đồ có các vạch kẻ đứt, được cho là mô phỏng “đường lưỡi bò” - một tuyên bố phi pháp trên Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Hình ảnh "đường lưỡi bò" xuất hiện trên website của hãng trà sữa này.
Ngay khi phát hiện, cộng đồng mạng lập tức dậy sóng với hàng loạt bài viết kêu gọi “tẩy chay”, “xóa sổ” thương hiệu này xuất hiện dày đặc trên các nền tảng mạng xã hội. Không chỉ dừng lại ở vấn đề bản đồ, Chagee còn bị tố xuyên tạc lịch sử và có hành vi không tôn trọng chủ quyền quốc gia.
Đáng nói, khi gặp phải những bình luận của người Việt bày tỏ sự bức xúc trước hành động phi pháp, phía hãng còn đáp trả bằng bình luận: “Chagee không thiếu bạn với tư cách khách hàng”. Động thái này càng đẩy sự phẫn nộ của người dân lên cao trào.
Phản ứng dữ dội của dư luận Việt Nam trước vấn đề vi phạm.
Trước làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ dư luận Việt Nam, Chagee đã có động thái “chữa cháy” bằng cách gỡ ứng dụng khỏi kho ứng dụng trực tuyến Google Play Store và App Store. Khi người dùng truy cập, các nền tảng thông báo “Ứng dụng này không có trên Google Play ở khu vực của bạn”. Còn website Chagee sử dụng bản đồ Google Maps và không hiển thị “đường lưỡi bò” phi pháp, thương hiệu này vẫn phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ từ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh làn sóng phản đối, một số ý kiến cũng tỏ ra hoài nghi về tính bền vững của phong trào tẩy chay. Nhiều người cho rằng, với chiến lược ưu đãi mạnh tay và mức giá cạnh tranh, thương hiệu này vẫn có thể quay lại thị trường khi dư luận lắng xuống.
Nhiều ý kiến bày tỏ hoài nghi về sự duy trì của làn sóng "tẩy chay"
Tài khoản T.K bình luận: “Nếu sau vụ việc này mà người dân vẫn tiếp tục mua thì thật đáng thất vọng. Đây không phải lần đầu tiên một thương hiệu vướng vào tranh cãi chủ quyền rồi lại được tha thứ.” Quan điểm này nhận được sự đồng tình từ nhiều người, nhất là khi trước đó, hàng loạt thương hiệu lớn như H&M, Mixue... cũng từng đối mặt với làn sóng phản đối tương tự.
Vào năm 2023, Mixue bị phát hiện sử dụng bản đồ có “đường lưỡi bò” trên cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh của website. Ngay lập tức, làn sóng phẫn nộ bùng nổ, kéo theo hàng loạt lời kêu gọi tẩy chay. Nhưng thay vì đưa ra phản hồi chính thức, thương hiệu này chỉ âm thầm chỉnh sửa hình ảnh. Một thời gian sau, khi mọi chuyện dần lắng xuống, Mixue vẫn tiếp tục mở rộng tại Việt Nam, nhờ lợi thế giá rẻ và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Một số chuyên gia cho rằng, cảm xúc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng nhưng cũng dễ bị phai nhạt theo thời gian. Khi một thương hiệu vướng vào bê bối, sự phẫn nộ bùng nổ nhanh chóng nhưng khi cảm xúc dần lắng xuống, người tiêu dùng lại đưa ra quyết định dựa trên lý trí: nếu sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, họ sẵn sàng quay trở lại.
“Thao túng tâm lý” hậu bê bối
Trao đổi với phóng viên Thời báo VTV, ông Lê Minh Tâm, chuyên gia trong lĩnh vực Marketing nhận định, người Việt Nam rất nhạy bén với những vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia. Mỗi khi xuất hiện một thương hiệu vi phạm, trên các nền tảng mạng xã hội lại tràn ngập lời kêu gọi "tẩy chay", "xóa sổ", "không dung thứ".
“Tuy nhiên, cảm xúc này thường có xu hướng lắng xuống sau một thời gian, đặc biệt khi thương hiệu tung ra các chiến lược giảm giá, sản phẩm chất lượng hoặc có động thái xoa dịu dư luận”, ông Tâm lý giải, “Người tiêu dùng Việt Nam có tinh thần yêu nước cao nhưng cũng dễ bỏ qua sai lầm nếu thương hiệu biết cách xử lý khủng hoảng khéo léo. Bên cạnh đó, sự thiếu vắng các thương hiệu nội địa đủ sức cạnh tranh và nguồn cung thay thế còn hạn chế khiến việc duy trì tẩy chay trở nên khó khăn”.
Hơn nữa, các phong trào tẩy chay ở Việt Nam chủ yếu mang tính tự phát, không có tổ chức hay cơ quan nào đứng ra điều phối. Điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ và nhất quán, khiến làn sóng tẩy chay nhanh chóng hạ nhiệt. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nội địa đủ sức cạnh tranh với các nhãn hàng quốc tế và vẫn còn hạn chế về nguồn cung cấp sản phẩm thay thế. Điều này khiến người tiêu dùng khó duy trì việc tẩy chay lâu dài.
Ông Lê Minh Tâm, chuyên gia Marketing, founder TGM Media.
Theo chuyên gia, việc tung ra các chương trình ưu đãi lớn sau bê bối là một cách thao túng tâm lý người tiêu dùng của các thương hiệu, nhằm khai thác kết hợp giữa lý trí và cảm xúc trong quyết định mua sắm. Bằng cách tận dụng tâm lý ưa chuộng giá rẻ và xu hướng tiêu dùng thực dụng, nhiều thương hiệu có thể từng bước xoa dịu, “đánh lạc hướng dư luận”, đẩy sự chú ý của khách hàng trở lại sản phẩm thay vì những vấn đề gây tranh cãi.
Nhìn chung, đây là bài toán về cân bằng lợi ích. Nếu thương hiệu chỉ tập trung vào thao túng mà không cải thiện thực sự về mặt chất lượng hoặc trách nhiệm xã hội, họ có thể mất đi lòng tin lâu dài. Nhưng nếu biết kết hợp khéo léo giữa xử lý khủng hoảng và cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng, họ vẫn có thể duy trì sức hút trên thị trường.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Lê Hồng Hiển khẳng định việc sử dụng bản đồ vi phạm chủ quyền Việt Nam là hành vi trái pháp luật, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh quốc gia, quảng cáo, thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng.
Cụ thể, theo khoản 6 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo có nội dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; Điều 99, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định việc sử dụng, phát tán bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện đúng chủ quyền lãnh thổ bị xử phạt vi phạm hành chính và xoá bỏ tên miền; Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định nếu bản đồ vi phạm được sử dụng trên các nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể bị phạt hoặc bị đình chỉ hoạt động.
Đối với các trường hợp nghiêm trọng, hành vi sử dụng bản đồ vi phạm chủ quyền có thể bị xem xét xử lý hình sự theo các tội danh liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, được quy định tại các Điều 108, 109, 110, 117 và Điều 344 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Luật sư Lê Hồng Hiển.
Tuy nhiên, theo luật sư Hiển, vẫn còn một số hạn chế trong việc xử lý các vi phạm này. “Mức xử phạt hành chính hiện nay còn thấp so với mức độ nghiêm trọng của hành vi. Đồng thời, việc kiểm soát các nền tảng đa quốc gia như Google, Facebook hay TikTok cũng gặp nhiều thách thức, do họ có thể đưa ra các phiên bản bản đồ khác nhau tùy theo khu vực”, ông Hiển cho biết.
Chiều 20/3 vừa qua, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP Hồ Chí Minh phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức họp báo cung cấp thông tin vấn đề kinh tế – xã hội định kỳ, trong đó có đề cập đến vụ việc liên quan đến thương hiệu trà sữa Chagee. Ông Trần Bình Thiên, Phó Chánh Thanh tra Sở VH-TT, thông tin rằng Sở đang phối hợp cùng Công an TP.HCM làm việc với Công ty TNHH CHAGEE Việt Nam để làm rõ và xử lý hành vi sử dụng hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp trên ứng dụng di động của hãng.
Ông Thiên nhấn mạnh, mọi hành vi vi phạm về cung cấp, sử dụng, truyền đưa thông tin, hình ảnh bản đồ Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia đều sẽ bị xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền xử lý vi phạm sẽ được xác định dựa trên lĩnh vực, chủ thể, nội dung và tính chất của từng vụ việc cụ thể.
Theo VTV.vn
02/05/2025-10:28
Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
02/05/2025-10:24
Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 1/5, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 và Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam TPHCM có Lời cảm ơn. Báo điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời cảm ơn.
02/05/2025-10:22
Trong tác động thuế quan, xuất khẩu vẫn đạt tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, từ quý II, dưới ảnh hưởng của thuế quan, xuất khẩu sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn.
02/05/2025-10:18
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nước này có khả năng đạt thỏa thuận thương mại với Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
02/05/2025-10:16
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
02/05/2025-10:13
Hạt gạo Việt Nam hiện có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
02/05/2025-10:12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/5, nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông vào chiều tối và đêm.
02/05/2025-10:11
Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục phối hợp với cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm xảy ra trên địa bàn theo đúng quy định.
02/05/2025-10:07
So với ngày nghỉ thứ 2 dịp Lễ 30/4 - 1/5/2024 (ngày 28/4/2024), số vụ tai nạn giao thông giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương.
02/05/2025-10:06
Theo Tiến sỹ Ngô Duy Tân, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sáng 30-4, vệ tinh VNREDSat-1 đã chụp và truyền ảnh về trạm mặt đất ở Việt Nam, đánh dấu hoạt động bình thường trở lại của toàn hệ thống.
02/05/2025-10:04
Google thông báo tính năng Audio Overviews (tổng quan bằng âm thanh) được mở rộng với hơn 50 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.
02/05/2025-10:01
Trong bối cảnh văn học nghệ thuật (VHNT) đang đối diện nhiều cơ hội và thách thức của kỷ nguyên mới, việc xây dựng chính sách phát triển VHNT phù hợp với thời đại trở thành yêu cầu cấp thiết.