Hiện tại, mới chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội tại 3 địa phương được giải ngân sau khoảng nửa năm thực hiện.
Còn nhiều dư địa để giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng
Quốc hội vừa thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) với nhiều điểm mới về nhà ở xã hội được kỳ vọng tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai. Bởi thực tế, dù đã có chính sách tín dụng 120.000 tỷ đồng dành riêng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với mức lãi suất ưu đãi cho cả chủ đầu tư và người vay mua nhà. Nhưng sau hơn nửa năm, tỷ lệ giải ngân khá chậm, mới được khoảng 105 tỷ đồng, tương đương 0,087% tổng quy mô gói tín dụng.
Mới đây, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, có giải pháp khả thi triển khai quyết liệt, hiệu quả gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Tổng số tiền các dự án có nhu cầu vay ưu đãi cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là khoảng 27.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa. |
Một dự án nhà ở xã hội được xây dựng ở tỉnh Quảng Ninh, có quy mô lên đến hơn 800 căn hộ dự kiến được bàn giao vào tháng 10 năm sau. Đây cũng đang là dự án nhà ở xã hội có số tiền được giải ngân nhiều nhất hiện nay. Từ tháng 7 đến nay dự án đã được giải ngân số tiền gần 100 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ được giải ngân thêm 150 tỷ đồng nữa.
Theo như doanh nghiệp chia sẻ, để có thể vay vốn ưu đãi, họ đã chủ động cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý minh bạch và rõ ràng cho ngân hàng. Được biết, quá trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý của dự án kéo dài khoảng nửa năm.
Ông Trần Thanh Tùng - Giám đốc Tài chính, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Tài chính Toàn cầu cho biết: "Thực hiện dự án nhà ở xã hội không chỉ đến từ nỗ lực riêng của chủ đầu tư, hoặc sự hỗ trợ liên quan đến tài chính, các thủ tục liên quan đến pháp lý của dự án như đấu thầu, lựa chọn khoản đầu tư, tính giá quyền sử dụng đất hoặc những thủ tục khác".
Hiện tại, mới chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội tại 3 địa phương được giải ngân sau khoảng nửa năm thực hiện. Nguyên nhân được cho là phần lớn các dự án hiện vẫn còn gặp khó khăn và vướng mắc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý để đủ điều kiện cho các ngân hàng thương mại xem xét giải ngân.
Ông Nguyễn Anh Quê - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển G6 cho biết: "Vướng mắc về thủ tục đầu tư rất kéo dài, từ 2 - 5 năm, đặc biệt bước về giao đất. Thủ tục đầu tư bị ách tắc, không đến giai đoạn thi công được, mà không đến giai đoạn thi công không đủ điều kiện vay vốn".
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng số tiền các dự án có nhu cầu vay ưu đãi cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là khoảng 27.000 tỷ đồng. Với 105 tỷ đồng đã giải ngân, dư địa còn lại là rất lớn. Các ngân hàng thương mại sẵn sàng nguồn vốn cho vay, điều quan trọng, các dự án cần đáp ứng đầy đủ quy hoạch, các thủ tục đầu tư... theo đúng quy định pháp luật.
Nhiều giải pháp gỡ khó cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
Bên cạnh con số về tỷ lệ cho vay thấp, một con số khác đáng chú ý là mới có khoảng 3 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được vay vốn, trong khi chính sách hỗ trợ này đã có từ nửa năm trước.
Thực tế số lượng dự án đủ tiêu chuẩn giờ khá ít. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, đến nay mới có 54 dự án dự án thuộc danh mục cho vay được các địa phương báo cáo. Nhưng đáng nói, có hơn một nửa (55%) không có nhu cầu vay vốn, 20% chưa đủ điều kiện vay vốn, còn lại 15%, tương đương 8 dự án đang chờ các ngân hàng thương mại thẩm định. Số lượng ít nên các ngân hàng thương mại muốn cho vay cũng không có nhiều lựa chọn.
Ước tính có khoảng 1,8 triệu lao động có nhu cầu nhà ở. Ảnh minh họa. |
Để gia tăng nguồn cung, số lượng các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đồng thời, mở rộng đối tượng người vay mua nhà, Luật nhà ở (sửa đổi) đã có nhiều thay đổi được thị trường kỳ vọng sẽ gỡ được thế khó hiện nay trong hoạt động vay và cho vay.
Hơn 60% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ, tại các khu nhà do người dân tự đầu tư xây dựng. Ước tính có khoảng 1,8 triệu lao động có nhu cầu nhà ở. Để đáp ứng nhu cầu này, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã cho phép, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn.
Ông Lê Văn Nghĩa - Trưởng ban Ban Quản lý dự án thiết chế Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ đứng ra như nhà đầu tư của nhà nước. Sẽ chỉ định ban quản lí dự án, đơn vị sự nghiệp công lập để đầu tư, làm chủ đầu tư dự án này".
Luật Nhà ở mới cũng nới lỏng điều kiện mua, thuê mua nhà ở xã hội, người dân không cần phải đăng ký thường trú hay tạm trú như trước kia. Việc nới lỏng quy định để mở rộng thêm các đối tượng người dân có thể vay mua nhà cũng là đề xuất của nhiều chủ đầu tư dự án.
Ngoài ra, một số ý kiến cũng đề xuất các ngân hàng thương mại tiếp tục cân đối chi phí, để giảm thêm lãi suất cho vay. Theo quy định, lãi suất ưu đãi của gói 120.000 tỷ đồng với chủ đầu tư đang là 8,7%/năm, với người mua nhà là 8,2%/năm.
Ông Phạm Xuân Hòe - Nguyên phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước cho rằng: "Lãi suất cho vay tiêu dùng đối với người mua nhà cũng đã giảm xuống 8,2%, tôi nghĩ cần phải giảm tiếp nữa. Bởi vì tính toán chỉ số DTI, trả nợ trên thu nhập của người ta thì cần phải hạ xuống nữa".
Với xu hướng hạ lãi suất thời gian qua, các chuyên gia kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay có dư địa để giảm thêm. Điều quan trọng, vẫn cần sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các quy định mới, tháo gỡ các rào cản thủ tục để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Do đó, những thay đổi của Luật Nhà ở (sửa đổi), được nhận định sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho cả chủ đầu tư, người có nhu cầu nhà ở và cả các ngân hàng thương mại trong việc đánh giá các điều kiện cho vay. Từ đó mới có thể đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng trong thời gian tới.
Theo VTV.vn
19/09/2024-20:59
NGÀY 19-9-2024
19/09/2024-20:57
YÊN SƠN VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG (19-9-2024)
19/09/2024-20:51
Chiều ngày 19/9, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng các đơn vị tài trợ đến trao quà cho các hộ gia đình người khuyết tật bị ảnh hưởng thiệt hại của hoàn lưu cơn bão số 3 tại huyện Chiêm Hóa.
19/09/2024-20:50
Sáng ngày 19/9, UBND huyện Sơn Dương tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình, hậu quả thiệt hại do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.
19/09/2024-20:48
Tại huyện Yên Sơn, nhằm giúp người dân ổn định đời sống sau ảnh hưởng mưa lũ, các địa phương khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân.
19/09/2024-20:48
Dự báo số lượng người đến khám và điều trị bệnh sau bão lũ sẽ tăng, Bệnh viên Đa khoa tỉnh Tuyên Quang sẵn sàng các phương án, đảm bảo vật tư y tế, nhân lực. Đồng thời, tích cực chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão số 3.
19/09/2024-20:10
Chiều ngày 19/9, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh, Báo Pháp luật Việt Nam do đồng chí Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn đã trao tặng hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang. Dự buổi trao tặng có đồng chí Phùng Tiến Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh.
19/09/2024-20:09
Chiều ngày 19/9, Đoàn công tác Bộ Tư pháp do đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng làm trưởng đoàn đã trao 300 triệu đồng cho tỉnh Tuyên Quang. Tiếp đoàn có đồng chí Hoàng Việt Phương Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
19/09/2024-19:59
Sáng nay (19/9), đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình thiệt hại do hoàn lưu cơn bão số 3 tại một số địa phương trên địa bàn các huyện Yên Sơn và Chiêm Hóa.
19/09/2024-12:40
"Đồng lòng vượt lũ" Chương trình truyền hình trực tiếp do Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang thực hiện tối ngày 18/9 đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, bình luận trên Fanpage Tuyên Quang TTV và nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh với tổng giá trị gần 6 tỷ đồng. Con số đã phần nào nói lên sức lan tỏa của chương trình thiện nguyện nhằm kêu gọi quyên góp, ủng hộ chia sẻ khó khăn với đồng bào trong tỉnh bị ảnh hưởng bởi trận bão lũ vừa qua.
19/09/2024-12:40
Là một trong các địa phương bị ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3. Ngay sau mưa bão, huyện Na Hang thực hiện khắc phục, ổn định đời sống người dân, trong đó phát triển hệ thống tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Góp phần hoàn thành kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
19/09/2024-12:39
Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang, trong đó có gần 700 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng. Sau khi hoàn lưu bão đi qua, hệ thống Khuyến nông toàn tỉnh tập trung nhân lực xuống cơ sở hướng dẫn bà con nông dân khắc phục diện tích cây ăn quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất.